Search
Thứ 5, 03/11/2016, 16:08 PM

Tuyệt chiêu để trồng nhãn da bò bội thu

Tuyệt chiêu để trồng nhãn da bò bội thu

Trái nhãn được dùng như trái cây tráng miệng tươi hoặc có thể chế biến thành các ăn, giải khát được yêu thích khác. Trong đớ, giống nhãn da bò vỏ mỏng, cơm dày, vị ngọt thanh. Giống nhãn này cho hiệu quả kình tế khá cao, vì thế bà con rất thích trồng loại nhãn này. Tuy nhiên, cần phải nắm vững những kĩ thuật thì cây nhãn mới sinh trưởng, phát triển bền vững, hiệu quả ổn định lâu dài

Vì vỏ màu vàng sậm nên người ta gọi nó là nhãn da bò. Trái nhãn mọc thành từng chùm, vươn dài đung đua trong gió. Cây nhãn càng nhiều tuổi thì cơm càng dày, ngọt và thơm hơn. Loại trái cây này có nguồn gốc từ huế và được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung và miền nam.

Theo Đông y, nhãn có  bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Có tác dụng bồi bổ khí huyết, giúp trị chứng mất ngủ do lo lắng, suy nghĩ, hồi hộp, bứt rứt. Vỏ nhãn và hạt nhãn cũng được dùng để trị một  số bệnh khác trong đông y.

Nhãn da bò

Giống Nhãn da bò rất ngọt và ngon

Những kỹ thuật khi trồng giống nhãn da bò:

Đất trồng:

Có thể trồng từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn, vì nhãn dễ thích nghi. Tuy nhiên, tối ưu nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5-7. Ngoại trừ, nhãn không thích hợp trên đất sét nặng.

Khoảng cách trồng nhãn da bò:

Khoảng cách trồng cây thường thay đổi từ 4-8m tùy vào giống, đất đai và mô hình trồng. Giống nhãn Tiêu da bò có thể trồng thưa vì đó là giống sinh trưởng rất mạnh. Có thể trồng với khoảng cách 5 x 4 m hoặc 6 x 5 m đối với vùng đất ở ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Duyên hải Nam Trung Bộ. Sau 7-10 năm, để tránh cạnh tranh ánh sáng thì tỉa bớt cây ở giữa khi cây giao tán.

Kỹ thuật chăm sóc nhãn da bò:

Tưới nước: Trong mùa nắng, cần cung cấp nước thường xuyên khi cây còn nhỏ, nhất là cây rất dễ bị thiếu nước trên vùng đất pha cát. Khi cây trưởng thành khả năng chịu đựng khô hạn khá hơn, tuy nhiên vào các giai đoạn cần thiết trong vụ nhãn vẫn cần phải cung cấp đủ nước. Vào những thời điểm khi cây bắt đầu ra hoa, trái phát triển và sau khi thu hoạch nên tưới nước cho cây. Còn khi xử lý ra hoa cho cây thì ngừng tưới ngay.

Chăm sóc nhãn da bò

Chăm sóc nhãn da bò

Bón phân:

Cần kết hợp việc bón NPK với phân hữu cơ để đất tơi xốp, tăng hiệu quả phân khoáng và độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn, hạ độ chua của đất, cây phát triển tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cho cây lâu dài, tăng khả năng chống sâu bệnh, giúp trái có phẩm chất ngon, tồn trữ được lâu…Sinh trưởng, thời điểm, sản lượng và chất lượng đất, tuy vào tình trạng mà quyết định lượng phân bón và lượng phân bón lại tăng 10 -20% mỗi năm.

Tỉa tán, tạo cảnh cho nhãn da bò:

Tỉa bỏ ngọn cây cách mặt đất khoảng 0,8-1 m và những cành dầy đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau, trên thân cây khi Khi cây còn nhỏTuyển chọn lại 3-4 cành phân bố đều theo các hướng, cách nhau 10-20 cm. Cành thứ nhất nên cách mặt đất 50-80 cm. Tùy thuộc vào giống, tuổi cây, trạng thái sức khỏe của cây, mùa vụ mà có mức độ cắt tỉa ở cây nhãn khác nhau…như thế mới có thể quyết định đốn đau hay cắt nhẹ.

Xử lý hoa:

  • Tiến hành bón phân, loại bỏ những cành cằn cỗi, vô hiệu sau khi đã thu hoạch quả vụ trước.
  • Dùng dao cứa khoanh vỏ vòng tròn quanh thân cành (khi lá nhãn của đợt thứ hai có màu xanh đọt chuối - lá lụa).
  • Ở gốc thân chính hay trên cành cấp 1 thì khoanh vỏ, nhưng "nhánh thở” thì không nên chừa cho cây hoặc để lại những cành quá nhỏ, những cành phía dưới, cành nằm bên trong tán cây, vì nếu không cây sẽ chết trước khi ra hoa.

Phòng và trị bệnh:

Mỗi khi cây ra đọt non Bọ ăn lá sẽ tấn công trên cây làm mất diện tích lá, cây chậm phát triển.

Còn đối với Sâu đục trái, khi trái còn non đến khi trái lớn sâu sẽ tấn công trên liều loại trái như: nhãn, chôm chôm, ổi. Đôi khi chúng sẽ vào tới bên trong hạt, miệng lỗ đục có thể thấy một ít chất thải của sâu. Nơi tiếp giáp giữa 2 trái, cuống trái là vết đục của sâu. 

Ngoài ra, còn nhiều loại sâu khác mà bà con cần quan tâm.

 

Theo Lamnong.net



0.19382 sec| 1486.422 kb