Search
Thứ 4, 02/11/2016, 10:37 AM

Bệnh thối trái nhãn: nhà nông cần biết?

Bệnh thối trái nhãn: nhà nông cần biết?

Thời gian gần đây, trong cơ cấu cây trồng người nông dân có khuynh hướng chọn cây nhãn là cây chủ lực vì giá trái nhãn tăng cao. Diện tích trồng nhãn vì thế mà được phát triển trở lại. Cây nhãn cũng giống như những cây trồng khác vì thường bị sự tấn công của nhiều loại dịch bệnh, nhất là trong mùa mưa làm cho bệnh thối trái phát triển khá mạnh, dẫn đến năng suất bị giảm sút rất lớn.

Nguyên nhân gây ra bệnh thối trái nhãn

Chính nấm Phytophthora sp gây ra hiện tượng thối ở trái nhãn. Bệnh thường gây hại trong tán cây hoặc ở những chùm nhãn bên dưới gần mặt đất. Ban đầu, hiện tượng này tấn công từ bên dưới đít trái, dần dần lan lên khoảng 1/3 trái và rụng. Đầu tiên khi trái bị bệnh sẽ có màu hơi sậm như nhũn nước, sau chuyển sang màu đen xám, khi ấn nhẹ vào chỗ bệnh thì vỏ trái mềm nhũn, bị vỡ ra và nước có mùi chua thối.

 phòng bệnh cho cây nhãn

Có thể nhìn, thấy vào buổi sáng trên vết bệnh ở vỏ trái có những tơ nấm trắng đang phát triển. Vào giai đoạn sau thu hoạch, trong quá trình tồn trữ và vận chuyển vẫn bị bệnh gây hại. Bên cạnh đó, bệnh cũng gây hại ở những chùm có nhiều trái và những trái bên trong chùm lan dần ra. Thậm chí ngay cả trên cành, lá, hoa và các giai đoạn phát triển của trái từ nhỏ đến chín cũng đều bị ảnh hưởng.

Tại các vườn trồng quá dày, rậm rạp, bệnh gây hại nặng và phát triển mạnh trong mùa mưa nhất là những ngày mưa dầm, ẩm độ cao, sương mù nhiều, thiếu nắng. Từ trái này sang trái kia bệnh lây lan rất nhanh, trong vài ngày có thể rụng cả chùm trái chỉ còn trơ cọng. Đặc biệt, loại nhãn long, nhãn tiêu da bò, nhất là nhãn xuồng cũng bị bệnh hoành hành nghiêm trọng. Bệnh lây lan bằng bào tử do gió hoặc côn trùng mang đi. 

Biện pháp phòng trừ: 

- Mật độ trồng vừa phải, để hạn chế độ ẩm trong vườn xuống thì không nên trồng xen quá nhiều cây bóng râm, như thế bệnh sẽ không lan dịch và phát triển nhanh.

bệnh thối trái nhãn

- Để tạo sự thông thoáng trong vườn nên cắt tỉa cành bên dưới và vệ sinh vườn sạch sẽ. Đối với các chùm nhãn thấp dùng cây để chống đỡ, hạn chế cho chúng tiếp xúc gần mặt đất. Áp dụng các biện pháp canh tác để tạo điều kiện cho cây khỏe, sinh trưởng mạnh như: bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, nên có hệ thống thoát nước tốt cho vườn cây để tránh tình trạng cây bị ngập úng. 

- Những trái bệnh cần được thu gom và tiêu hủy để hạn chế lây lan.

- Khi bệnh chớm xuất hiện, bà con nên phun thuốc ngay để hạn chế dịch bệnh lây lan. Nếu vùng có áp lực bệnh cao có thể phun ngừa khi trái còn nhỏ.

- Nên kết hợp bón phân hữu cơ hoai mục với chế phẩm sinh học để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng trong đất.  

Chú ý: Muốn cho nông sản được an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người phải cần được đảo bảo đúng thời gian cách ly. Nên loại bỏ hoàn toàn những trái bị bệnh khi tồn trữ để tránh lây lan rồi mới vận chuyển.

 

Theo Gov.vn



0.28249 sec| 1471.844 kb