Đặc điểm sinh học: Giống khoai lang có chất lượng, sản lượng cao; thân to mập, ít phân cành và có màu tím. Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng 105 – 120 ngày. Năng suất 9 – 15 tấn/ha. Dạng củ thuôn dài, vỏ củ nhẵn màu tím, ruột màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô 27 – 33%. Phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu.
Nhân giống (thông thường bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa; dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 – 75 ngày tuổi; Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống 25 – 30 cm.
Vụ khoai lang Đông: trồng từ 25/8 đến 10/9; Vụ khoai lang Xuân Hè: trồng từ giữa Tháng 2 đến đầu Tháng 3.
Đất trồng phải được cầy bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ; Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 35 – 40 cm.
Hướng đông tây là thích hợp nhất (kể cả rãnh).
Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ; Mật độ trồng: 38.000 – 40.000 khóm/ha; khoảng cách dao động 5-6 dây/m chiều dài luống; Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngọn trên mặt luống 5- 10 cm (2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5 cm.
(Cho 1 ha: 10 15 tấn phân chuồng + 60 N + 30 P2O5 + 90 K2O).
Kỹ thuật bón:
– Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 30% phân đạm + 20% phân kali.
– Bón thúc lần 1(sau trồng 20 – 25 ngày): 50% phân đạm + 30% phân kali.
– Bón thúc lần 2(sau trồng 40 – 45 ngày): 20% phân đạm + 50% phân kali.
– Lần 1(sau trồng 20 – 25 ngày): xới đất , làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 1, vun nhẹ.
– Lần 2(sau trồng 40 – 45 ngày): xới đất , làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 2, vun nhẹ.
– Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%, Nếu vụ khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh (cho nước gập ½ – 2/3 luống).
– Bấm ngọn: tiến hành sau trồng khoảng 25 – 30 ngày đẻ tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cường tích lũy chất hữu cơ.
– Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.
– Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Bọ trưởng thành là bọ cánh cứng, to gần bằng con kiến đỏ, dài khoảng 5-7 mm, đầu dài, màu nâu đỏ óng ánh. Bọ trưởng thành hoạt động ban đêm và sáng sớm, đẻ trứng ở những lổ nhỏ trên dây và chui theo kẽ nứt của đất để đẻ trứng trên củ khoai.
Sùng non mình hơi dài, cong, màu trắng sữa, không có chân ngực và chân bụng. Sùng đục trong dây và củ, nhất là những củ lộ ra khỏi mặt đất. Dây bị đục sinh trưởng kém, chổ bị hại trở nên dị dạng, phình to và nứt. Củ bị đục thối, có vị đắng không thể ăn được, vị đắng này là do độc tố mà củ khoai sản sinh ra để chống lại sự gây hại của sùng.
– Sau vài vụ trồng khoai lang luân canh nên với cây lúa, rau màu khác.
– Sau khi thu hoạch thu gom toàn bộ dây khoai, đặc biệt là những củ khoai đã bị sùng đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật số sùng ở đầu vụ sau.
– Nếu có điều kiện cho nước ngâm ruộng vài ngày diệt sùng, nhộng nằm trong đất.
– Ngâm hom giống trước khi trồng trong dung dịch thuốc Oncol 20EC (30 ml/10 lít nước) hoặc Oncol 25WP (25 g/10 lít nước) trong 30 phút, sau đó với hom ra để ráo rồi trồng.
– Ở giai đoạn hình thành củ, rắc thuốc hạt Lorsban 15G (6-8 kg/ha) kết hợp vun luống khoai cao, phủ kín gốc. Tưới nước sau khi rắc thuốc và thường xuyên tưới đủ ẩm cho luống khoai. Chú ý thời gian cách ly của thuốc Lorsban 15G là 21 ngày.
Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa) thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.
Nguồn:sưu tầm