Search
Thứ 4, 14/09/2016, 14:07 PM

Kỹ thuật trồng cam sành cải tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật trồng cam sành cải tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao

Cam sành là loại cây ăn quả rất phổ biến ở nước ta được nhiều người tin dùng ưa chuộng. Chính vì thế, kỹ thuật trồng cam sành cải tiến sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế. Mời cùng Tin Nông Nghiệp tìm hiểu kỹ thuật trồng cam sành cải tiến.

Kỹ thuật trồng cam sành cải tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao

Cam Sành là một trong những loại cây ăn quả được ưa chuộng ở Việt Nam, cam sành có hình dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, múi quả nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình 275 gram/ quả. Tuy nhiên, việc trồng không đúng kỹ thuật và dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây hậu quả xấu đến chất lượng sản phẩm đồng thời khiến người dân gặp nhiều rủi ro trong quá trình trồng trọt đến khi thu hoạch. Khi áp dụng đúng quy trình, cách thức, kỹ thuật trồng cam sành cải tiến, cây sẽ phát triển tốt và đem lại năng suất cao cho người trồng.

Kỹ thuật trồng cam sành cải tiến

1. Chuẩn bị đất trồng

Giống như nhiều loại cây ăn quả khác, để tạo điều kiện cho cây cam sành phát triển một cách tốt nhất. Trước khi trồng cần phải chuẩn bị đất. Khoảng cách đất trồng tốt nhất là 6 x 5m hoặc 5x 4 m. Ngoài ra, vẫn tiếp tục tiến hành đào hố theo tỉ lệ 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm.

2. Bón lót trước khi trồng

Cho phân bón vào hố: 30 - 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 - 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H...) 0,1kg). Trộn đều lượng phân bón ở trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trả lớp đất dưới xuống hố, sau đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố rồi rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp theo bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là có thể trồng được đúng theo kỹ thuật trồng cam sành cải tiến. Nếu không có phân chuồng thì có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Khi dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.

3. Bón phân cho cam sành

Thời kỳ bón phân:

- Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01.

Đạm urê và kali bón làm 3 lần:

Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm

Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali

Lần 3: tháng 8 - 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)

- Từ năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1).

Thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khỏang từ 15/2-15/3: 40% đạm + 40% kali

Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali

 Thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.

Cách bón: Sau khi thu hoạch xong, bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

4. Tưới nước

Sau khi trồng tưới ướt đẩm đất, sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 - 7 ngày tưới 1 lần. Ở thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 - 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu trời nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ quanh gốc cam.

5. Phòng trừ sâu bệnh cho cam sành

Theo kỹ thuật trồng cam sành cải tiến, để đảm bảo cây phát triển bình thường cần thường xuyên kiểm tra vườn cây phát hiện sâu bệnh và kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại.

Cần sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh hại cây trồng…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc hại, không nên dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh hại.

– Nhện chích hút, rầy, rệp phun, bọ xít: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…

– Bệnh l đốm lá thân và cành lớn, thân quả, loét sẹo cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…

Ngoài ra, có thể sử dụng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.

6. Chăm sóc cam sành sau thu hoạch

Kỹ thuật trồng cam sành cải tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao

Những loại cây ăn quả như Cam , quýt, bưởi sau thu hoạch cần được chăm sóc, vệ sinh, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh để cây tiếp tục phát triển và cho bội thu ở mùa sau.

- Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau 25 - 30 ngày thu hoạch cắt tỉa các cành lá sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng...

- Quét vôi vào gốc cây ngăn cản sự cư trú của sâu bệnh hại.

- Phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như: bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời, bón phân đúng kỹ thuật, phun thuốc đúng thời điểm, đúng cách.

Ngưng tưới và rút nước mương (nếu có) khoảng 2-4 tuần đến khi cây vừa "xào lá" (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai chưa tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm gốc cây lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày 1lần.

Sau khi tưới nước lại bộ lá tươi trở lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít hoặc kích phát tố hoa trái Thiên Nông 7g + 15g F.Bo/8 lít, phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần.

7. Thu hái và bảo quản cam sành

Kỹ thuật trồng cam sành cải tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nếu kỹ thuật trồng cam sành được đảm bảo thì khi quả cam sành có màu da cam và vàng lá cam 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì có thể tiến hành thu hoạch, thu hoạch vào ngày nắng ráo, dùng kéo cắt hạn chế rụng lá, gãy cành.

 

Hoàng Duyên



0.23032 sec| 1482.672 kb