Search
Thứ 3, 25/10/2016, 15:02 PM

Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao

Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao

Để tăng năng suất cây lúa là vấn đề hàng đầu luôn luôn được nông dân quan tâm, hiện nay trước bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp. Vì vậy việc sản xuất lúa đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần quy trình bón phân cho cây lúa hợp lý.

Lúa là loại cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp Việt Nam. Cây lúa có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đến cả đất bạc màu. Việc bón phân cho cây lúa  không chỉ giúp cây lúa khỏe, hạn chế sâu bệnh hại, cho năng suất cao mà còn đảm bảo chất lượng, an toàn cho người .Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao1

 Quy trình bón phân cho cây lúa

Các loại và các dạng phân bón sử dụng cho cây lúa

- Loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm amon, ere. Dạng phân đạm phổ biến với lúa nước là đạm urê vì có tỷ lệ đạm cao, lại phù hợp để bón trên loại đất lúa thoái hóa, bạc màu. Phân đạm nitrat thường dùng để bón thúc ở thời kỳ đòng, thích hợp bón trên đất phèn chua, mặn.

- Bón phân lân trên đất chua, thường cho kết quả ngang phân supe lân do trong điều kiện ngập nước cây lúa vẫn hấp thụ được dinh dưỡng mà ít bị rửa trôi.

- Loại phân kali thích hợp nhất để bón cho lúa là KCl

- Nếu ở loại đất quá chua cây lúa sinh trưởng kém nên bón vôi đẻ hạn chế độ chua của đất trồng lúa.

 Lượng phân bón cho cây lúa

- Lượng phân chuồng hoai mục cần bón 7-10 tấn/ha, vụ mùa nên bón phân nhiều hơn.

- Lượng phân đạm cần bón 80-120kg N/ha bón trên đất có độ phì trung bình cho năng suất 6 tấn thóc/ha, bón 160 kg N/ha

- Lượng phân lân trung bình 60 kg/ ha. Đối với loại đất xám, bạc màu nên bón 80-90 kg/ha, nếu ở loại đất phèn thì nên bón 90-150 kg/ha

- Lượng phân kali cần bón cho cây lúa 30-90 kg/ha, ở mức bón trong thâm canh lúa cao 100-150 kg/ha

 Phương pháp bón phân cho cây lúa

- Tỷ lệ bón phân ở từng thời kỳ (%)

Loại phân

Bón lót

Bón thúc đẻ nhánh

Bón thúc đòng

Đạm

35-70

0-45

0-30

Lân

55-100

0-30

0-15

Kali

20-50

0-30

50


- Bón phân lót cho cây lúa

Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao2

 Quy trình bón phân cho cây lúa thường bón lót bằng phân chuồng trong quá trình làm đất và phân lân,  phân đạm, kali bón trước khi cày bừa lần cuối.

 Cây lúa sẽ hấp thu khá nhiều lân trong giai đoạn sinh trưởng đầu,  do vậy phân lân cần phải được bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa lần cuối để tiến hành gieo cấy.

 Nên bón lót nhiều phân kali đối với: giống lúa ngắn ngày, giống lúa đẻ nhánh nhiều, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, hay mưa nhiều, ngập nước, thời tiết lạnh

Lượng đạm để bón lót cho lúa là 1/3 số lượng phân bón. Nếu cấy bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày thì lượng đạm cần bón sẽ nhiều hơn.

- Bón thúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh

Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao3

 Bón bằng phân đạm cộng thêm với một phần phân lân. Thời gian bón thúc để cây lúa đẻ nhánh vào khoảng 15-20 ngày sau khi cấy

 Đối với đất phèn hoặc đất quá chua khả năng cố định lân của đất rất mạnh thì bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho lúa. Nên dùng các dạng lân hạt để tránh bám dính gây cháy lá.

Nên dành 1/2 -2/3 lượng đạm còn lại để bón thúc giai đoạn đẻ nhánh giúp lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm. Ở các trường hợp: cấy giống dài ngày, giống lúa ngắn ngày, đẻ nhánh nhiều, nhiệt độ khi gieo cấy cao cần bón thúc nhiều đạm

Đối với giống lúa cực ngắn, lúa mùa thời gian bón thúc đẻ nhánh sớm hơn

 Bón thúc đạm cho lúa thời kỳ tốt nhất là sau khi rút nước ruộng, lưu ý không nên rút nước quá 1 ngày trước khi bón thúc vì việc rút nước trong một thời gian dài sẽ làm cỏ dại phát triển và làm mất đi lượng đạm.

- Bón thúc cây lúa trổ đòng

Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao4

 Bón thúc đòng cho lúa ở giai đoạn này sử dụng phần phân đạm và kali còn lại, bón sau khi gieo cấy từ 40-45 ngày.

 Nếu bón ít đạm thì bón thúc đòng là khâu quan trọng để năng cao hiệu suất phân đạm đạt hiệu quả tốt nhất. Những giống lúa đẻ ít, bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần chú trọng vào đợt bón đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông lúa to, nhiều hạt, chắc, đạt năng suất cao nhất.Nếu đã bón đủ phân lót và thúc đẻ nhánh có thể không bón phân đòng. 

  Dùng phân kali bón thúc đòng cho lúa trong các trường hợp: giống đẻ nhánh ít,  gieo cấy thưa, giống dài ngày, trồng lúa trên đất phèn , đất kiềm, lượng lân bị đất cố định hay do mưa nhiều.

- Bón nuôi hạt

Cách bón phân cho cây lúa mang lại năng suất cao5

Sau khi lúa trỗ hết có thể bón phân nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1-2 lần nhằm làm tăng lượng hạt chắc, tăng năng suất lúa. 

Lưu ý trong quy trình bón phân cho cây lúa

Tùy theo hiện trạng đất đai và gióng lúa mà người nông dân có thể điêug chỉnh quy trình bón phân cho cây lúa  phù hợp, bên cạnh đó không để xảy ra hiện tượng thiếu và thừa chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa.

 

Tổng hợp: Duyên Hoàng



0.30111 sec| 1488.008 kb