Những năm gần đây, quả phật thủ đã trở thành loại quả chính trên bàn thờ của mỗi gia đình khi tết đến xuân về. Hình ảnh quả phật thủ vừa có ý nghĩa linh thiêng, tạo sự đẹp mắt khi trang trí, lại vừa có tác dụng trong y hoc nên được rất nhiều người ưa chuộng. Cây phật thủ hiện nay cũng được nhiều người trồng tại nhà và để làm cây cảnh. Cũng giống như nhiều loại cây cảnh khác, phật thủ không quá khó trồng nếu tuân thủ đúng những kĩ thuật cơ bản.
Tại sao người ta lại gọi là quả phật thủ? Vì quả của loài cây này chia ra nhiều nhán và trông giống như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ Cam chanh và có tên khoa học là Citrus medica var, sarcodactylis. Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 2 đến 2,5 m, quanh năm ra hoa kết quả.
Quả phật thủ có thể dùng để ăn tươi, làm mứt. Ngày tết của người Việt, trên bàn thờ của nhiều gian đình đều có mặt của loại quả này. Vì giá trị sử dụng ngày càng nhiều nên trong thời gian gần đây phật thủ đã đem lại giá trị kinh tế lớn cho những vùng trồng loài cây này.
Thời vụ: Đặc trưng của cây Phật thủ là có thể trồng quanh năm, trong đó 2 vụ trồng chính là vụ đông xuân (t2 – 3), vụ thu đông (t8 – 10).
Mật độ:
Đất trồng: Trộn hỗn hợp: Vôi bột (1kg) + phân hữu cơ hoai mục (10-15kg) + tro trấu hoai hoặc bã dừa, bã đậu (10-15kg) + super lân (1kg).
Cách trồng: Giữa mô đào một hốc nhỏ, sau đó đặt cây con vào hốc và lấp đất giữ chặt bầu cây, để giữ cây cố định thì cắm một cọc tre cạnh cây.
Lưu ý: bón xa gốc, và làm sạch cỏ dại cho đất. Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dày chừng 2 - 3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.
Chống rét:
Nhiệt độ thích hợp để giúp cây phật thủ sinh trưởng tốt là từ 15 - 38 độ C. Phật thủ ưa sáng, bà con nên để cây nơi có ánh sáng trực tiếp. Loại cây này rất dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nửa, bà con cần kịp thời tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá. Nếu không nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp. Chỉ cần giữ được lá là sẽ giữ được quả. Mùa thu chỉ giữ lại ít ngọn để năm sau cho quả. Mùa đông không nên để gió lạnh thổi vào cây, phải khống chế lượng nước tưới, giữ cho chậu ẩm vừa.
Bà con nên căn cứ theo mùa để tưới nước cho cây, nếu nhiệt độ xuống thấp thì 3 - 4 ngày tưới một lần, nếu nhiệt độ lên cao thì ngày tưới 1 lần.
Tỉa cành tạo tán: Hạn chế cành vượt, những cành bị sâu bệnh hay bị lỗi thì nên loại bỏ để vừa tạo sự thông thoáng cho cây, giúp cây có dáng đẹp, vừa tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối.
Xử lý cho cây ra hoa trái mùa
Vào mùa xuân, phật thủ bắt đầu ra hoa. Nhưng để cây ra hoa trái mùa để có quả đúng vào dịp tết thì từ tháng 5 - 6, bà con cho cây nghỉ ăn, và điều tiết nước ở mức lúc nào nhìn lá cây cũng ở trạng thái mo lá. Khi lộc chuyển thành lá bánh tẻ, tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa từ 2 – 3 lần cách từ 7 – 10 ngày/lần. Sau 45 đến 60 ngày cây sẽ ra hoa như mong muốn. Sau đó, bón tưới bình thường.
Phòng trừ sâu bệnh:
Từ lúc trồng cho đến lúc trưởng thành, cây sẽ gặp những loại bệnh như: Sâu vẽ bùa, Nhện đỏ, Bệnh nấm, Bệnh dệp, Bệnh thối gốc, Rầy chổng cánh...bà con cần thường xuyên theo dõi, kịp thời mua thuốc chữa trị và khắc phục cho cây trước khi quá muộn.
Thu hoạch:
Tiến hành thu hoạch khi quả đã chín vàng, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch quả là vào lúc trời râm mát.
Nhất Thủy