Search
Thứ 2, 13/11/2017, 10:30 AM

Nông nghiệp Việt Nam trỗi dậy ngạc nhiên sau thiên tai liên tiếp

Nông nghiệp Việt Nam trỗi dậy ngạc nhiên sau thiên tai liên tiếp

Trên Quốc hội hồi đầu tháng 11, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường : “Tại các hội thảo ở nước ngoài, người ta rất ngạc nhiên một đất nước đất ít và thiên tai diễn ra liên tiếp trong 2 năm vừa, nhưng sức sản xuất vẫn lớn, thậm chí dư thừa”.

Những chuyến hàng cứu trợ, hỗ trợ khẩn cấp

 nong nghiep viet nam troi day ngac nhien sau thien tai lien tiep hinh anh 1

   Sơ chế vải thiều để chuẩn bị đưa đi xuất khẩu.  Ảnh: K.L

Ngày 14.11 hằng năm là “Ngày Truyền thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) Việt Nam”. Trải qua 72 năm lịch sử vẻ vang của ngành, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học có tính chất truyền thống đã giúp ngành NNPTNT thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao, lấy việc thực hiện các nhiệm vụ do Đảng, Chính phủ đề ra, yêu cầu của nhân dân làm mục tiêu chung.

Cơn bão Damrey (bão số 12) đổ bộ vào miền Trung Việt Nam đúng thời điểm diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC (diễn ra từ ngày 6 đến 11.11 tại TP.Đà Nẵng) đã gây ra thiệt hại nặng nề nhất trong 2 thập kỷ qua. Bão đã làm hàng trăm người chết, bị thương, thiệt hại nhiều tỷ đồng. Mưa bão cũng làm sập 1.498 ngôi nhà, hơn 119.000 nhà tốc mái, hư hại; gần 1.300 tàu cá bị chìm, hư hỏng… Hiện các hoạt động cứu trợ, khắc phục đang được các bộ, ngành địa phương triển khai khẩn trương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong bối cảnh thiệt hại nặng nề do bão Damrey gây ra, hình ảnh chiếc máy may vận tải chở theo 40 tấn hàng cứu trợ, gồm đường, sữa, cá hộp, thịt heo hộp, thịt bò hộp và lều bạt (trị giá khoảng 5 triệu USD) vượt gần 8.000km đến từ nước Nga xa xôi đáp xuống Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh, mang theo tấm lòng của lãnh đạo và người dân Nga dành cho người dân miền Trung Việt Nam đã làm xúc động triệu triệu người Vệt Nam, đặc biệt là người dân chịu ảnh hưởng của bão Damrey.

Kế đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra thông báo, Mỹ cam kết ủng hộ Việt Nam 1 triệu USD để hỗ trợ khắc phục cơn bão số 12. Mới nhất, phía Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ Việt Nam 10 triệu nhân dân tệ khắc phục bão số 12.

Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình về các hành động hỗ trợ khẩn cấp từ phía các đối tác nước ngoài trợ giúp Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra. Trong 2 năm liên tiếp, Việt Nam đã liên tiếp phải gồng mình hứng chịu và đối phó với những diễn biến thời tiết dị thường, bất thường xảy ra trên phạm vi cả nước. Năm 2016, lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam, Liên Hợp Quốc và các đối tác đã phải kêu gọi quốc tế hỗ trợ khẩn 48,5 triệu USD để Việt Nam ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng bởi El Nino. 

Sự trỗi dậy trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Ngạc nhiên vì sự tàn phá khủng khiếp do thiên tai, bão

 nong nghiep viet nam troi day ngac nhien sau thien tai lien tiep hinh anh 2

lũ thì dễ hiểu. Nhưng trong bối cảnh khó khăn, thách thức của thiên tai cũng như cạnh tranh thị trường gay gắt như hiện nay mà sản xuất nông lâm thủy sản phục hồi và tăng trưởng trở lại thì đúng là một điều gây ngạc nhiên lớn.

Một đánh giá nhanh vào tháng 3.2016 cho thấy, ước tính 18 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất với khoảng 2 triệu người không được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và 1,1 triệu người cần hỗ trợ về lương thực. Hơn 60.000 phụ nữ và trẻ em đang lâm vào tình trạng suy dinh dưỡng và sinh kế của khoảng 1,75 triệu người đã bị thiệt hại nặng nề do hạn hán gia tăng ngày càng nghiêm trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm 0,18% (tăng trưởng âm). Trong năm 2016, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra vào khoảng gần 39.000 tỷ đồng. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước vẫn đạt 32,18 tỷ USD, tăng 5,7% (tương đương 1,7 tỷ USD) so với năm 2015.

Trong năm 2017, mặc dù thiệt hại do thiên tai là rất lớn (10 tháng đầu năm 2017, thiệt hại do thiên tai gây ra ước khoảng 36.513 tỷ đồng, tương đương  trên 1,6 tỷ USD), nhưng tập trung nhiều vào kết cấu hạ tầng và tài sản của nhân dân; thiệt hại sản xuất là không quá lớn. Đến tháng 10.2017, thiên tai đã làm thiệt hại trên 300.000ha lúa và rau màu, nhưng ngay sau khi xảy ra bão, lũ Bộ đã khẩn trương phối hợp với các bộ, Chính phủ cho phép hỗ trợ kinh phí, hạt giống, hướng dẫn người dân khẩn trương gieo trồng lại những diện tích lúa, rau màu bị thiệt hại, khôi phục sản xuất nên vẫn cơ bản hoàn thành gieo cấy gần 7,7 triệu ha lúa.

Hễ mỗi khi có thông tin bão lũ, thiên tai, lãnh đạo Chính phủ, rồi Bộ trưởng NNPTNT, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai lại căng mình ra chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc để chủ động ứng phó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng thời nhanh chóng khắc phục, khôi phục lại sản xuất để sớm ổn định cuộc sống cho người dân. Chẳng thế, nhiều khu vực ở duyên hải miền Trung, Tây nguyên năm trước bị mất mùa do khô hạn thì năm nay lại được mùa, sản lượng lúa tăng lần lượt 9,7% và 10,6%.

Hiện nay, cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. Một số mặt hàng lớn, chủ lực đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, bảo đảm đứng vững khi hội nhập quốc tế. Trên diễn đàn Quốc hội, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, năm 2016, lần đầu tiên xuất khẩu quả, rau, hoa lớn hơn xuất khẩu dầu lửa. “Dự báo năm 2022 giá trị xuất khẩu của quả, rau, hoa là 9-10 tỷ USD, tức là hơn cả giá trị xuất khẩu dầu lửa lúc cao nhất", ông Nhân nói, đồng thời kiến nghị các tỉnh miền núi lựa chọn quả, rau, hoa phù hợp với địa phương, đưa nhóm mặt hàng này thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, góp phần giảm nghèo nông thôn. Trong 10 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu rau, hoa, quả đã đem về 2,84 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Hay như ngành tôm, ngay từ đầu năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã họp và chỉ đạo, cần phải có quyết tâm chính trị và giải pháp đồng bộ, quyết liệt để phát huy tốt lợi thế đặc biệt của ngành tôm. Ngành tôm phải là tấm gương tiêu biểu trong việc đi tắt, đón đầu trên con đường xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao; trở thành điểm sáng của thế giới về ứng dụng các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Phấn đấu đưa kim ngạch suất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025. Với chỉ đạo ấy, năm nay các mặt hàng thủy sản chủ lực (cá tra, tôm) được mùa và được giá, đảm bảo người sản xuất có lãi. Theo Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản năm nay có thể cán mốc 8,2-8,3 tỷ USD (năm 2016 đạt 7,1 tỷ USD).

Dự kiến cả năm, tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 3%, giá trị sản xuất toàn ngành tăng khoảng 3,1%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt khoảng 35 tỷ USD, tăng 2,82 tỷ USD (8,7%) so với năm 2016; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 32% và ít nhất 40-42 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhiệm vụ đặt ra cho ngành NNPTNT là hết sức nặng nề với mục tiêu phát triển hiện đại, hiệu quả và bền vững, trong đó trọng tâm là cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, bảo vệ môi trường và làm giàu cho nông dân”.



0.25994 sec| 1487.719 kb