Search
Thứ 2, 23/10/2017, 16:44 PM

Campuchia: 15 năm nữa, 80% nông dân không còn là... nông dân

Campuchia: 15 năm nữa, 80% nông dân không còn là... nông dân

“Tạo hướng đi cho đất nước khá là quan trọng, thay vì đi theo hướng thâm dụng lao động, công nghiệp nặng – cái đó đã có ở Thái Lan và Việt Nam”, Guillaume Virag, đồng sáng lập kiêm CEO dự án Alba, một doanh nghiệp có lợi nhuận hợp tác với các nông hộ nhỏ ở các nước đang phát triển, gợi ý. “Cho nên Campuchia vẫn còn có thể tìm thấy đại lộ riêng cho mình để xây dựng một đất nước thành công”.

Theo nghiên cứu của trung tâm Nghiên cứu chính sách của Campuchia, nước này nhập khẩu khoảng 200 – 400 tấn rau từ các nước láng giềng mỗi ngày – chiếm 4/5 lượng tiêu thụ trong nước. Theo Yang Saing Koma, cựu chủ tịch trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Campuchia, chỉ có xây dựng các chuỗi cung ứng nội địa có lợi cho sản xuất Campuchia mới có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh của mình, thay vì sa lầy trong một trò chơi không thể thắng.

campuchia: 15 nam nua, 80% nong dan khong con la... nong dan hinh anh 1

Campuchia hiện nhập khẩu khoảng 200 – 400 tấn rau từ các nước láng giềng mỗi ngày – chiếm 4/5 lượng tiêu thụ trong nước.

“Cho dù chúng ta tiếp tục trồng lúa, chúng ta cần đeo đuổi theo hướng gạo chất lượng thượng hạng và gạo hữu cơ”, ông nói. “Ý tưởng của tôi trước tiên là chúng ta tập trung thay thế hàng nhập khẩu, thứ hai là tập trung vào xuất khẩu những sản phẩm độc quyền thượng hạng – gạo hữu cơ, gạo thượng hạng, tiêu, càphê Mondulkiri (càphê trồng ở tỉnh Mondulkiri bán rất chạy ở trong nước và ở quốc tế).

Có rất nhiều hàng “độc” chúng ta phải phát triển. Với một số cây trồng như tiêu chất lượng cao được trồng ở miền nam đất nước đã đưa Kampot vào danh mục ẩm thực cao cấp. Và trong khi Virag gợi ý rằng các nông dân may mắn với những thửa đất rộng lớn, nên tiếp tục đầu tư vào các loại cây trồng có thể dễ dàng cơ giới hoá để hạ giá thành lao công – như các loại cốc chủ lực cho hạ tầng hiện hữu – một sự nâng cấp mà nhiều nông dân không mơ tới nổi. “Quy mô trang trại trung bình ở Campuchia là nửa hecta, vì vậy không nên làm giống nhau”, ông nói.

“Nếu quý vị có đất diện tích nhỏ, quý vị phải trồng các loại cho giá trị cao nếu muốn cải thiện thu nhập về lâu dài. Chuyển một phần sản xuất của quý vị sang rau củ, chẳng hạn, hoặc tiêu, trái cây, chuyển sang những thứ đem lại cho quý vị nhiều giá trị hơn trên mỗi mét vuông”. Ngành nông nghiệp Campuchia sẽ dựa chủ lực vào nông nghiệp tự cung trong nhiều năm tới, mặc dù công nghiệp hoá và tự động hoá trong vùng đang phát triển là một xu hướng khó thể bỏ qua. Đối với Koma, sự chuyển đổi không thể tránh khỏi các thửa đất của chủ sở hữu nhỏ thành các hoạt động thương mại quy mô lớn, là một thách thức đối với một ngành mà suốt lịch sử luôn chậm thích ứng với sự đổi thay.

“Trong vòng 15 năm tới, sẽ có khoảng 20 – 25% nông dân Campuchia vẫn là nông dân thương mại, 70 – 80% không còn là nông dân”, ông nói. “Con số giảm xuống, nhưng hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn và định hướng thị trường hơn. Quý vị sẽ chứng kiến sự phát triển quy mô canh tác từ trung bình đến lớn về dòng sản phẩm giá trị cao như sầu riêng, tiêu – loại hệ thống canh tác đó đòi hỏi sự phát triển vốn lớn”.

Có lẽ điều đó ấn tượng hơn là bóng ma tự động hoá – một cuộc đấu tranh mà nông dân toàn vùng đang phải đối mặt: khi các đô thị Đông Nam Á nở nồi với sức mạnh phát triển đô thị, ngày càng nhiều công nhân trẻ rời các trang trại gia đình và mưu tìm một cuộc sống thu nhập cao hơn. Mey Kalyan, một cựu cố vấn cao cấp cho hội đồng Kinh tế tối cao nhà nước và chủ tịch ĐH Hoàng gia ở Phnom Penh, nói rằng những người trẻ Campuchia ngày càng bỏ các tỉnh sang làm việc bên Thái hoặc trong những nhà máy gần Phnom Penh. “Càng sản xuất gạo, chúng ta càng nghèo”, tờ Southeast Asia Globe dẫn lại lời ông.

“Tôi tính toán rằng để kiếm được khoản tiền bằng một người thợ trong một xưởng may mặc, người ta phải trồng đến 6ha lúa. Liệu có ai làm điều đó không? Đó là thứ việc nặng nhọc, không được tưởng thưởng”. Sáu năm qua mức đó đã tăng lên gấp đôi, hơn 150 USD/tháng. Trong khi đó thu nhập của nông dân trồng lúa chỉ trong khoảng 50 – 100 USD.

Sau cùng, Kalyan cho rằng ngành nông nghiệp không được cứu thoát bởi quy mô, nhưng bởi chiến lược. “Campuchia không cần phải sản xuất lớn – đứng thứ 10 thế giới, đứng thứ 5 thế giới, chúng ta không thể”, ông nói. “Chúng ta nhắm vào thị trường ngách, không vào số lượng, vì chúng ta không cạnh tranh nổi bằng số lượng. Chúng ta làm theo sở trường. Làm bằng sự mềm dẻo, đổi mới và với quyền sở hữu từ người dân”.           

Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) cùng với bộ Thương mại nhất trí gút thương hiệu gạo thượng hạng của Campuchia là “Malys Ankor”. Việc công bố, theo tổng thư ký CRF Moul Sarith, sẽ chính thức công bố vào tháng 11 tại diễn đàn gạo Campuchia, theo Khmer Times. “Malys ankor sẽ là thương hiệu của gạo thượng hạng như somaly, phka romduol, phka chansensor và phka khnei”, Sarith nói.

“Tên gọi mới này không trùng với tên khác và chúng ta hiện nay đang làm thủ tục đăng ký thương hiệu với bộ Thương mại”, ông nói thêm.

Song Saran, CEO của Amru Ric, cho rằng việc chậm trễ trong chọn thương hiệu trước đây, có nghĩa là các nhà xuất khẩu vẫn sử dụng tên riêng của họ đặt cho gạo Campuchia. “Chúng tôi muốn Campuchia có một thương hiệu và tiêu chuẩn duy nhất”.

 

 
Theo Thế Giới Tiếp Thị


0.24773 sec| 1530.328 kb