Search
Thứ 2, 16/04/2018, 16:33 PM

Xây dựng mô hình kỹ thuật chăn nuôi đà điểu

Xây dựng mô hình kỹ thuật chăn nuôi đà điểu

Chứng kiến sự thành công của nhiều mô hình chăn nuôi đà điểu, một số địa phương nông nghiệp đổi mới đã phát động phong trào khuyến khích chăn nuôi đà điểu theo mô hình, hướng người dân làm giàu từ nghề chăn nuôi. Dưới đây là những kỹ thuật chăn nuôi đà điểu theo mô hình, tối ưu năng suất.

chăn nuôi đà điểu

Tại sao nên chăn nuôi đà điểu theo mô hình?

Đà điểu là một loài chim dưới đất, thích hợp sống trong điều kiện sa mạc và là loài động vật có giá trị kinh tế rất cao nên được nhiều hộ dân đem về nuôi với mục tiêu làm giàu trên mảnh đất khô cằn. Đặc điểm chung của các giống đà điểu là chúng có khả năng tăng trưởng rất tốt và ít bệnh tật nên kỹ thuật chăn nuôi đà điểu không khó để người dân làm quen.

Tuy nhiên, để đà điểu phát triển nhanh và tiết kiệm chi phí cho bà con thì khuyến khích bà con nuôi đà điểu theo mô hình. Một mô hình chăn nuôi đà điểu đúng kỹ thuật sẽ giúp: giảm nhân công, giảm chi phí, tránh rủi ro về bệnh tật và dễ dàng nhân rộng quy mô đột phá doanh thu cho bà con.

Chuồng trại chăn nuôi đà điểu theo mô hình

Bắt nguồn từ những vùng đất sa mạc nên khi xây dựng chuồng trại bà con cần đảm bảo không gian rộng, khô thoáng, đất cát tự nhiên và tạo những ụ cát để đà điểu có thể đằm mình tắm trong cát. Mang đặc tính của một loài chim nên đà điểu rất năng động, chúng chạy rất nhanh và khỏe nên chuồng trại chăn nuôi đà điểu phải rộng từ 100m2 trở lên, có rào chắn chắc chắn. Đà điểu sẽ thỏa sức chạy nhảy như một hình thức tập luyện để có thịt săn chắc, chất lượng cao.

mô hình chăn nuôi đà điểu

Là loài chim sống trên sa mạc, nơi mà những mối nguy hiểm luôn rình rập nên đà điểu có đặc tính hệ thần kinh rất phát triển. Chúng dễ dàng phát hiện ra những tiếng động từ tiếng người đi lại, tiếng chó mèo, động vật khác... Khi phát hiện tiếng động, đà điểu thường sợ hãi, thu lại một góc và có thể hoảng loạn, lồng lộn chạy nhảy giẫm đạp, lao vào nhau, thậm chí đâm vào rào chắn, chường ngại vật. Việc chuồng trại chăn nuôi đà điểu không đảm bảo sự yên tĩnh cần thiết có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh con vật và khiến chúng tự tạo những vết thương không đáng có.

Cách chăn nuôi đà điểu đúng kỹ thuật

Đà điểu là loài chim ăn tạp nên chúng có thể ăn bất cứ thứ gì vừa miệng. Vì thế, bà con cần dọn sạch những vật thể không phải thức ăn khỏi chuồng nuôi: chai, lọ, gạch ngói, mảnh sành sứ... những vật thể có thể gây tắc ruột, làm rách miệng và dạ dày dẫn đến chết.

Máng ăn, máng uống: mỗi con đà điểu trưởng thành có kích thước rất lớn. Chúng có thể cao từ 2m tới 3m, vì thế để có cách chăn nuôi đà điểu tốt nhất bà con nên làm máng ăn uống cho đà điểu cao khoảng 80cm. Ở độ cao này, đà điểu sẽ không phải cúi quá sâu để lấy thức ăn và cũng không tự đạp đổ thức ăn. Các máng ăn và uống cho đà điểu nên làm bằng bê tông hoặc đóng gỗ. Mỗi máng có thể cho 4 đến 5 con ăn tập trung.

cách chăn nuôi đà điểu

Thức ăn cho đà điểu: kỹ thuật chăn nuôi đà điểu quan trọng nhất trong khâu chuẩn bị thức ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp nhất. Đà điểu tiêu hóa chất xơ tốt nhất là các loại rau cỏ tự nhiên nên bà con cần thu hái nhiều rau cỏ xanh đem băm nhỏ để vừa miệng ăn cho đà điểu. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số loại thức ăn tinh để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong quá trình chăn nuôi đà điểu, thời điểm con vật được khoảng 5 tháng tuổi sẽ có nhu cầu cao về đạm và vitamin. Nếu đáp ứng đủ các loại thức ăn chứa nhiều đạm và vitamin có thể giúp đà điểu tăng tới 15kg/tháng.

Như vậy, mô hình chăn nuôi đà điểu đúng cách, đúng kỹ thuật có thể giúp bà con dễ dàng quản lý trang trại chăn nuôi và có được nguồn thu kinh tế lớn. Cách chăn nuôi đà điểu đúng kỹ thuật theo mô hình sẽ giúp bà con giảm bớt gánh nặng nhân lực và giảm thời gian vật nuôi trưởng thành, xuất bán.



0.27132 sec| 1462.188 kb