Search
Thứ 3, 20/12/2016, 14:46 PM

Nông dân làm giàu từ mô hình nuôi cá lồng trên sông

Nông dân làm giàu từ mô hình nuôi cá lồng trên sông

Những năm gần đây, người nông dân ven sông đã biết tận dụng mặt nước trên sông để phát triển kinh tế bằng nghề nuôi cá lồng, tạo nguồn việc làm, tăng thu nhập và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

 Nông dân làm giàu từ mô hình nuôi cá lồng trên sông1

Mô hình nuôi cá lồng trên sông 

Mô hình nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi cá lồng trên sông là mô hình mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, trước đây các hộ nông dân thường nuôi theo hình thức tự phát, ít , chưa có sự đầu tư nhiều nên hiệu quả kinh tế không cao.  Hiên nay với cách làm mới người dân Phú Thọ đã xây dựng hợp tác xã nuôi cá lồng trên sông theo tiêu chuẩn VietGAP. Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền tổ chức cho cán bộ đi học tập kinh ngiệm để về hướng dẫn bà con nông dân từ khâu làm lồng nuôi đến công tác chăm sóc quản lý cá trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển đến khi thu hoạch. Nhờ vậy số lồng nuôi cá trên sông đã tăng lên nhanh chóng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân.

 Nông dân làm giàu từ mô hình nuôi cá lồng trên sông2

Mô hình nuôi cá lồng của gia đình anh Nguyễn Đạo Luật Chí, khu 4, xã Bảo Yên 

Một trong những hộ dân thành công trong việc xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên sông là anh Nguyễn Đạo Luật Chí trú tại khu 4, xã Bảo Yên(Thanh Thủy, Phú Thọ) anh Chí cho biết: Sau khi được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật về cách nuôi và chăm sóc cá lồng trên sông, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư đóng 15 lồng bè với 1.500m3, thả nhiều loại cá khác nhau có giá trị kinh tế cao như: cá trắm đen, cá điêu hồng, cá lăng chấm. Trong đó, anh thả nuôi 5 lồng cá điêu hồng, loại cá này mỗi năm cho thu hoạch 2 lần, sau khi trừ hết chi phí sản xuất anh thu lãi gần 1tỷ đồng. Còn đối với loại cá lăng chấm thời gian thả nuôi 1 năm mới cho thu hoạch nhưng cũng mang lại lợi nhuận cũng khá cao, trung bình cá lăng chấm có giá bán khoảng 150.000 đồng/kg mà mỗi 1 lồng nuôi đến kỳ cho thu hoạch khoảng 4 tấn cá. 

Bên cạnh đó, anh Nguyễn Hoài Văn trú tại khu 8, xã Xuân Lộc( Thanh Thủy, Phú Thọ) cũng là một trong những hộ áp dụng mô hình nuôi cá lồng trên sông đầu tiên cho biết thêm: Gia đình anh hiện có 20 lồng nuôi cá bằng tre và sắt. Đối với lồng sắt, gia đình anh đầu tư khoảng gần 20 triệu đồng/lồng, còn lồng tre thì chi phíthấp hơn  khoảng gần 10 triệu đồng/lồng. Nhờ thả nuôi nhiều loại cá khác nhau như cá trắm, cá rô phi, cá điêu hồng, cá lăng tùy từng loại cá mà cho thu hoạch ở các thời điểm khác nhau. Bình quân cứ mỗi vụ cá gia đình anh thu lãi khoảng gần 130 triệu đồng/vụ.

Tiềm năng phát triển từ nghề nuôi cá lồng trên sông

 Nông dân làm giàu từ mô hình nuôi cá lồng trên sông3

Nuôi cá lăng chấm mang lại giá trị kinh tế cao

Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh ở Phú Thọ đã góp phần không nhỏ trong việc tận dụng nguồn lợi từ điều kiện tự nhiên, đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp hiện đại của địa phương, giúp người dân tăng thu nhập, tạo sự đa dạng ngành nghề phát triển ở nông thôn. Đặc biệt, thu nhập từ nghề nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ước tính với thời gian từ 1- 2 năm nuôi, cá lăng chấm có thể cho thu 7 - 8 tấn/1 lồng nuôi, với giá bán hiện nay dao đọng từ 120.000 - 130.000 đồng/kg, sẽ chothu nhập trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí sản xuất sẽ cho thu về vài trăm triệu đồng.

Nhờ có mô hình nuôi cá lồng trên sông theo tiêu chuẩn VietGAP mà sau 3 năm, trên toàn tỉnh Phú Thọ đã phát triển thả nuôi được gần 1.000 lồng cá, trong đó chủ yếu là các loại cá có giá trị kinh tế cao như ca lăng chấm, cá diêu hồng, cá trắm…, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Với sản lượng lên đến khoảng 3.000 tấn mỗi năm, mô hình đã mang lại nguồn lợi kinh tế hàng trăm tỷ đồng cho người dân địa phương, giúp thay đổi cuộc sống nhiều hộ dân trong tỉnh, đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Duyên Hoàng

 



0.83682 sec| 1470.797 kb