Search
Thứ 4, 26/10/2016, 13:01 PM

Sản suất khoa học - nông dân thu lợi nhuận với vụ mùa bội thu

Sản suất khoa học - nông dân thu lợi nhuận với vụ mùa bội thu

Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo trên thế giới vì thế mà cây lúa trở thành cây trồng chủ lực nước ta. Để cây lúa đem lại hiệu quả cao, việc sản xuất khoa học cho lúa sẽ giúp bà con có được vụ mùa bội thu.

Sản suất khoa học - nông dân thu lợi nhuận với vụ mùa bội thu1

Áp dụng các biện pháp chăm sóc khoa học cây lúa cho năng suất cao chất lượng tốt

Sử dụng phân bón hợp lý khoa học

Cần phải phân chia từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để có cách bón phân cho cây lúa hợp lý, khoa học và phù hợp với từng loại giống cây lúa, đất trồng khác nhau. 

Giai đoạn tăng trưởng: từ khi lúa mới gieo cấy đến khi chuẩn bị tượng đòng.

 Đây là giai đoạn đầu rất quan trọng cần phải đảm bảo về mặt liều lượng, tỷ lệ và chất lượng các loại phân bón cho cây lúa.

Thời điểm này, cây lúa cần được bón phân với tỷ lệ phân chứa lượng N cao hơn, nhằm giúp cây lúa sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh và đẻ nhánh tập trung. Vì đây là giai đoạn quết định số bông nên ưu tiên loại bón phân urê hoặc SA. Nếu là loại phân NPK thì tỷ lệ là 3:2:1 hoặc 3:1:1 (tính cả phân bón lá và phân bón gốc). Chia ra làm các đợt bón như sau:

Bón lót (khi bừa đất lần cuối hoặc trước cấy 1 ngày): Nhằm cân bằng lại các chất dinh dưỡng bị mất đi từ vụ canh tác trước. bên cạch đó bón lót sẽ giúp kích thích bộ rễ phát triển mạnh giúp cây lúa cứng cáp, tăng khả năng thấp thu dinh dưỡng, tích lũy đủ chât dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Bón thúc 1 (sau cấy 7 – 10 ngày): Bón thúc nhằm giúp cây lúa tăng trưởng nhanh hơn (tăng chiều cao của cây lúa và sinh khối của bộ rễ).

Bón thúc 2 (sau cấy 18 – 22 ngày): Bón thúc lần này giúp cây lúa đẻ nhánh tập trung và hạn chế nhánh vô hiệu, tăng số nhánh hữu hiệu đạt hiệu quả số bông.

Sản suất khoa học - nông dân thu lợi nhuận với vụ mùa bội thu2

Bón phân đúng khoa học giúp cây lúa phát triển tốt nhất

 Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Từ lúa tượng đòng đến khi thu hoạch

Bón phân cho lúa theo 2 thời kỳ sau:

Đợt 1 (bón phân thúc đón đòng và nuôi đòng): Khi lúa sau cấy được 40-45 ngày tuổi.

Đây là giai đoạn lúa cần nhu cầu cao về phân lân (P) để hình thành đòng và quyết định số hạt trên bông lúa tăng năng suất lúa. Do đó, cần bón NPK theo tỷ lệ N:P:K = 1:2:1 hoặc 1:2:1,5 (tính cho cả phân bón lá và gốc).

Đợt 2 (bón phân nuôi hạt): Tính từ sau khi cây lúa thụ phấn đến khi hạt lúa chín sáp.

Lúc này, cây lúa cần lượng phân bón cân đối các chất đa lượng NPK và trung vi lượng để hạn chế tỷ lệ hạt lép,  phát triển trọng lượng hạt, tăng số hạt chắc để năng suất lúa đạt hiệu quả tốt nhất.

Giai đoạn này rất cầnbón phân kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá vào hạt, bên cạch đó cần thêm chất đạm (N), calci (ca) và vi lượng (TE) để giúp cho lá đòng và 2 lá kế lá đòng xanh lâu hơn giúp tăng hiệu suất quang hợp, tăng độ bóng mẩy và chắc của hạt, hạn chế sự tấn công của mầm bệnh (như bệnh lép hạt,rụng hạt ...) ngoài ra thúc đẩy nhanh quá trình lúa chín đồng loạt, tăng chất lượng và số lượng hạt lúa chắc. Lưu ý ưu tiên sử dụng các dạng phân NPK theo tỷ lệ N:P:K = 3:1:3 hoặc 2:0:2 (N – 0 – K).

Chế độ nước tưới khoa học hợp lý

Sản suất khoa học - nông dân thu lợi nhuận với vụ mùa bội thu3

Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây lúa

 Tưới tiêu đầu vụ (từ sau khi cấy đến khi lúa bắt đầu đẻ nhánh): Luôn giữ ổn định mực nước 2- 3cm để cây lúa phát triển tốt nhất, thuận lợi cho việc đẻ nhánh tập trung.

Tưới tiêu giữa vụ ( giai đoạn cây lúa đứng cái đến làm đòng): Cần kết hợp tưới nước cùng với phơi ruộng để cho lúa đứng cây, giữ cây lúa có màu lá xanh tươi và giúp rễ ăn sâu. Khi lúa đẻ nhánh đủ thì rút cạn hết nước, phơi khô mặt ruộng từ 5- 7 ngày để hạn chế sâu bệnh phát sinh, sau đó đưa nước vào ruộng lúa.

Tưới tiêu cuối vụ (giai đoạn cây lúa trổ đòng non đến thu hoạch):  áp dụng theo quy trình “nông ẩm, khô ướt liên hoàn”. Do thời kỳ cây lúa làm đòng rất nhạy cảm với nước, nếu thiếu nước lúa sẽ bị nghẹ đòng, trỗ bông không đều, nhiều hạt lép vì vậy cần giữ mực nước 3- 5cm.

Lưu ý: Khi lúa bắt đầu uốn xuống cho đến lúc thu hoạch rễ lúa phát triển kém nếu để úng nước cây lúa sẽ yếu, vì vậy chỉ giữ đủ ẩm để lúa đủ sức nuôi hạt và chống bị đổ. Từ thời gian chín nửa bông đến khi thu hoạch cần tháo cạn nước để lúa chín nhanh và đều.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây lúa

Sản suất khoa học - nông dân thu lợi nhuận với vụ mùa bội thu4

Phu thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.

 Cần phải thường xuyên thăm đồng ruộng, kiểm tra, phát hiện các loại sâu bệnh hại cây lúa để có biện pháp diệt trừ kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng gạo.

Một số sâu bệnh hại cây lúa phổ biến như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh rầy nâu…tùy từng loại bệnh hại mà có cách phòng trừ khác nhau.

Bệnh đạo ôn ( bệnh cháy lá lúa): Sử dụng thuốc 12cc Filia 52SE pha trong bình 12 lít phun cho 1 sào lúa khi bệnh mới xuất hiện.

Bệnh sâu cuốn lá nhỏ: thường phát triển nhanh và gây hại nặng trên diện rộng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh cho đến ngậm sữa (khoảng 20- 25 ngày sau cấy) và giai đoạn từ làm đòng đến trỗ bông (khoảng 40- 60 ngày sau cấy) cần áp dụng các biện pháp tổng hợp từ đầu vụ như phát quang bờ ruộng,  bón phân cân đối tránh để thừa đạm, dùng bẫy đèn tiêu diệt ngài, tưới tiêu hợp lý và phun thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.

 

Tổng hợp: Duyên Hoàng

 



0.24021 sec| 1483.328 kb