Khóm Cầu Đúc là loại cây cho quả thuộc giống khóm Queen (Nữ hoàng). Nét độc đáo riêng biệt của giống khóm(dứa hay thơm) này là trái khóm có hình dáng trang nhã đẹp mắt, lõi nhỏ, mắt lồi, cuống khóm ngắn, hố mắt hơi sâu, thịt có màu vàng ít xơ, ít nước, ăn giòn và có vị ngọt thanh. Đặc điểm nỗi trội của loại quả này là khóm Cầu Đúc có thể để ở điều kiện nhiệt độ thường khoảng từ 10-15 ngày mà không bị thối. Cây khóm Cầu Đúc thường phát triển cao trên 1 mét, trọng lượng trung bình một trái khoảng từ 1,2 - 2kg/trái.
Xuất hiện trên mảnh đất Hậu Giang vào năm 1930, người dân Hỏa Tiến nhận thấy giống Khóm Cầu Đúc có nhiều ưu điểm tốt, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy người dân nơi đây bắt đầu nhân giống ra trồng ở bờ sông Cái Lớn. Cây khóm bám rễ và trụ vững từ đó cho đến ngày nay và càng ngày càng phát triển rộng. Cái tên khóm Cầu Đúc cũng được hình thành từ đó do địa phương có cây cầu đúc bằng xi măng ( thực dân Pháp xây) cây cầu bắt ngang sông Cái Lớn tại xã Hỏa Tiến, người dân thường mang khóm ra đó để bán. Thương lái từ khắp nơi đến thu mua tại Cầu Đúc vì vậy mà cái tên “khóm Cầu Đúc” được hình thành từ đó.
Ông Lâm Ngọc Quang (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến) là một trong những hộ nông dân có diện tích đất trồng Khóm Cầu Đúc, phấn khởi cho biết: “Năm nay những người dân ở đây trúng lớn vì giá khóm đang ở mức cao kỷ lục, trung bình đạt khoảng 10.000 đồng/trái, mà chi phí sản xuất chỉ từ 3.000-4.000 đồng/trái. Gia đình ông Quang hiện có khoảng hơn 1ha đất trồng khóm, với diện tích này ông trồng khá thưa, khoảng 17.000 bụi, trong khi đó các hộ khác trồng trung bình từ 20.000-25.000 bụi/hả. Với cách trồng này, khóm sẽ cho trái to, đẹp hơn và ở những đợt thu hoạch sau vẫn còn giữ được năng suất và chất lượng trái tốt”.
Trên toàn tĩnh Hậu Giang hiện có khoảng hơn 1.600 ha trồng khóm Cầu Đúc, tập trung nhiều ở TP.Vị Thanh và một số xã ở huyện Long Mỹ. Khóm Cầu Đúc được xem là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao tại vùng đất nhiễm phèn này. Do vùng đất này thường bị ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn, nên ngoài loại câykhóm Cầu Đúc ra này thì có rất ít cây trồng khác có thể thích nghi được với điều kiện vùg đất nơi đây.
Người dân phấn khởi thu hoạch Khóm Cầu Đúc
Hiện nay, khóm Cầu Đúc là một trong những loại cây trồng đem đến sản phẩm chủ lực để phát triển nền kinh tế của tỉnh Hậu Giang và đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa “Khóm Cầu Đúc Hậu Giang”; được Sở Khoa học Công nghệ, Sở NNPTNT đầu tư hỗ trợ nguồn giống và nguồn vốn để xây dựng các mô hình sản xuất lớn theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm và theo tiêu chuẩn VietGAP. Nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm và vang danh thương hiệu Khóm Cầu Đúc Hậu Giang ra ngoài thị trường.
Tổng hợp: Duyên Hoàng