Không chỉ là loại trái cây phố biến của ngừời Việt mà ổi lê còn có rất nhiều công dụng như: làm đẹp da cho phái đẹp, ngừa cao huyết áp cho người cao tuổi, giảm ho, ngăn ngừa ung thư, giúp điều trị bệnh tiểu đừơng... Với kỹ thuật trồng cây ổi lê Đài Loan trong chậu đơn giản bạn chỉ cần trồng khoảng thời gian từ 6-12 tháng là cây sẽ cho trái thơm ngon.
Chọn đất và chậu trồng cây ổi lê
Ổi là loại cây ăn quả không kén đất, tuy nhiên do trồng trong chậu nên để đảm bảo cây phát triển tốt nhất cần chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng phân hữu cơ hoai mục như phân trùn quế để tránh cho rễ cây không bị nấm bệnh gây hại cho cây ổi. Có thể phối trộn hỗn hợp giá thể trồng cây ổi lê: tro trấu, xơ dừa, trấu sống, phân trùn quế với tỷ lệ 2:0,5:0,5:1.
Chậu trồng cây ổi lê tại nhà phải có kích thước rộng để cây cho trái thường xuyên, có thể chọn chậu sành hay thùng nhựa DS với kích thước chậu khoảng 30-40cm, chiều cao từ 35-50 cm, chậu càng to thì cây càng phát triển tốt cho nhiều cành nhánh sai quả.
Sau khi chuẩn bị đất và trồng trồng, cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, tháo bỏ lớp nilon bao rễ rồi đặt cây ổi lê giống vào, dùng tay nén chặt quanh gốc cây để giữ không cho cây bung rễ hoặc lung lay khi tưới nước.
Chọn giống cây ổi lê
Để cây ổi lê trồng trong chậu nhanh cho ra trái nên chọn cây giống chiết bằng cành, tính từ lúc trồng trong chậu đến khi ra trái chỉ mất khoảng 4-6 tháng. Tuy nhiên cây giống này lại mau bị già cỗi vì cây giống chiết có tuổi thọ ngắn.
Trồng cây ổi lê bằng hạt thì 3-4 năm tuổi cây mới cho trái nhưng thời gian tuổi thọ cho thu hoạch quả lâu hơn.
Bón phân và tưới nước
Khi cây ổi lê trồng từ 15-20 ngày sẽ ra rễ và mọc lá mới, khi thấy lá đã già thì bắt đầu bón phân NPK với tỷ lệ 16.16.8 đem rải xung quanh gốc cây ổi, cần tưới nước đầy đủ sau khi bón phân. Hàng tháng bón định kỳ 1 lần nguồn dinh dưỡng phân trùn quế một lớp khoảng 2-3 cm vào mặt chậu ( vào đầu tháng) và một ít phân vô cơ vào giữa tháng.
Lưu ý không bón phân vô cơ nhiều đạm như urê, SA sẽ làm cây ổi ra nhiều lá xanh mà không ra trái. Cần phải tưới nước đầy đủ để bảo đảm cây đủ độ ẩm, nếu tưới thiếu nước cây ổi dễ bị rụng lá và khô cành dẫn đến chết cây.
Tỉa cành tạo tán và ngắt bỏ bớt trái nhỏ để nuôi quả lớn
Cần phải ngắt bỏ bớt lá, cành nhỏ khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh khỏe mạnh để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Khi cây ổi đã lớn có gốc to có thể để nhiều cành cho trái xung quanh thân chính hoặc trái mọc ở cành lớn.
Cây ổi trồng trong chậu tại nhà được một năm tuổi thì bắt đầu tỉa cành tạo tán để cây ra nhiều quả lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái.
Khi cây ổi lê bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì loại bỏ bớt trái để giữ cho trái ổi còn lại phát triển tốt, mỗi cành chỉ nên để 1-2 trái gần thân chính. Mỗi cây ổi lê trồng trong chậu nên nuôi từ 3-4 trái để trái đạt chất lượng tốt nhất.
Nếu để nhiều trái trên cây thì không đủ dinh dưỡng nuôi trái làm trái ổi dễ bị rụng cho năng suất thấp chất lượng kém hơn. Sau một vài đợt cây cho thu hoạch trái sẽ thấy hiện tượng cây bắt đầu suy yếu thưa lá , lá nhỏ thì tiến hành cắt tỉa tán cây, bón phân cung cấp thêm chất dinh dưỡng để cây ổi cho đợt trái mới.
Khi thấy cây ổi lê đã phát triển lớn so với kích thước của chậu trồng thì phải thay chậu khác có kích thước lớn hơn, để cây ổi sinh trưởng tốt cho năng suất chất lượng cao.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây ổi lê
Cây ổi lê trồng trong chậu tại nhà sẽ ít khi bị sâu bệnh tấn công, tuy nhiên khi cây có trái cần phải bao lại bằng bao ni lon chuyên dụng để tránh bị các tác nhân bên ngoài gây hại như ruồi hút chích làm thối quả.
Có thể dùng loại thuốc trừ sâu sinh học hay nước tỏi và ớt tưới cho cây ổi nhằm đuổi côn trùng gây hại cho cây trồng.
Tổng hợp: Duyên Hoàng