Search
Thứ 4, 14/12/2016, 11:01 AM

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Khu vườn ‘mắn đẻ’ và độc đáo này là của một giảng viên tại Hà Nội. Rau nào trái nấy cũng to ơi là to, đã vậy còn xanh sạch và an toàn nữa, hỏi ai không mê cho được.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Bắt đầu xây dựng khu vườn trên tầng thượng của gia đình khoảng một năm nay, với chị Đoàn Huyền (Hà Nội), đây là một niềm đam mê. Bởi làm vườn cũng giống như con mọn với nhiều nỗi vất vả và chỉ có thực sự mới khiến những “nông dân trong phố” kiên trì “thua keo này bày keo khác”. Nếu trồng rau chỉ chạy theo phong trào thì sẽ thất bại ngay.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Một năm qua, ngày nào chị Huyền cũng có mặt trên sân thượng từ lúc 5h30 đến 7h30 và các ngày cuối tuần để chăm chút các chậu cây trồng của mình. Chị : “Rét như cắt hay nóng như đổ lửa thì cũng phải leo lên tầng 7 ngắm nghía, chăm sóc từng em một”.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Theo chị Huyền, trồng rau trên sân thượng có thuận lợi là ít sâu, ánh sáng nhiều, cây nhanh lớn nhưng vất vả cũng không ít: nước tưới phải kéo đến tận nơi, khuân vác đất từ tầng một lên tầng 7, mưa bão cần chống đỡ cẩn thận, leo trèo mỗi ngày để chăm cây… Bù lại những công sức đó là sản lượng thu hoạch từ khu vườn lúc nào cũng “ăn không hết” và an toàn về chất lượng.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Một năm qua, chị đã đúc rút được nhiều quý báu từ chính những thất bại của mình. Riêng với su hào, vụ đầu tiên chị đã không thành công vì trồng ở dưới mái che, mặc dù vẫn có nắng nhưng cây còi cọc, không lớn. Từ vụ sau, chị đưa cây ra ngoài trời và kết quả thay đổi hoàn toàn.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Gần đây, chị Huyền áp dụng cách trồng mỗi cây su hào vào một giỏ treo và nhận thấy cây phát triển nhanh, củ to, mập, đồng thời tiết kiệm được nhiều diện tích kê chậu.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Khu vườn của chị Huyền có diện tích khoảng 50 m2, được chia thành 3 tầng. Tầng dưới là rau cải và các loại rau ăn lá, tầng trên là nơi đặt chậu trồng cây cho quả, su hào, bắp cải, súp lơ. Chị thường xuyên đảo vị trí của các chậu cây vì các cây lớn thường che cây khác. Do vậy, việc tưới nước và bón phân cho cây đều phải thực hiện thủ công.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Chị Huyền tự ủ phân xanh bằng các loại gốc, rễ rau, vỏ củ, quả và nước vo gạo để tưới cho cây. Khi trồng, chị lót phân xanh xuống đáy chậu. Đến lúc cây bén rễ thì tưới thêm một lần phân đầu trâu để cây lớn. Hàng ngày tưới nước lã, nước phân ủ chỉ cần tưới 1-2 lần/tuần. Thời điểm cây ra hoa, đậu trái, chị bổ sung dinh dưỡng một lần nữa bằng phân đầu trâu pha theo tỉ lệ.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Một số người thường dùng nước giải pha loãng để tưới cho cây nhưng theo chị Huyền, cách này chỉ hợp với rau cải, rau muống, còn các loại cây như cà chua, su hào đều không được, có thể làm chết cây.

Vườn treo su hào lủng lẳng trên nóc tầng 7, ai đi ngang cũng nhìn phát ham

Chị Huyền rất khiêm tốn khi không tự nhận mình là người làm vườn giỏi mà cho rằng: “Hình như mỗi người có tay trồng từng loại thôi. Mình cứ trồng hoa hồng, mùi tàu là chết cả, càng chăm càng nhanh chết. Còn trồng cây khác thì tốt như rừng, cây cho quả ra nhiều lắm (rất may). Nhà mình ăn không hết các loại bí xanh, , bầu… Và cà chua cứ vện vào nhau, phải làm giàn bắc lên không gãy cây”.

 

Theo Ngôi Sao



0.30544 sec| 1483.063 kb