Cây Lạc hay còn gọi là đậu phộng là loại cây công nghiệp ngắn ngày, dễ thích nghi với môi trường. Thời vụ trồng lạc tập trung vào vụ Đông Xuân và Hè Thu đều có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt nên được trồng phủ khắp cả nước. Cây Lạc cũng được sử dụng nhiều trong bữa ăn gia đình hay trong công nghiệp chế biến và xuất khẩu nên nó có giá trị kinh tế cao. Để cây lạc đạt năng suất tốt nhất, bà con cần tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng lạc dưới đây.
Thời vụ trồng lạc
Là loại cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, thích hợp trong cơ cấu luân canh tăng vụ, cải tạo đất và có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Lạc là loại lương thực thực phẩm quen thuộc, giàu đạm, chất béo, khoáng chất, vitamin.
- Vào vụ Đông Xuân, đợi khi nước lũ rút khỏi mặt ruộng thì tiến hành trồng lạc trong khoảnh từ ngày 15/11 đến 15/12 dương lịch. Vào thời vụ Hè Thu (tháng 4-5 dương lịch) tiến hành trồng lạc để kịp thu hoạch trước khi lũ về.
b. Thời vụ trồng lạc đất núi
- Vào vụ Đông Xuân, từ tháng 11-12 dương lịch tiến hành trồng lạc. Lúc này là vào cuối mùa mưa nên sẽ tích trữ được nguồn nước thuận tiện cho việc tưới tiêu. Hè Thu chính là thời vụ trồng lạc chính cho bà con nơi đây. Ngoài ra, bà con có thể tiến hành trồng lạc trong vụ Thu Đông, cần cày bừa, lên liếp kỹ, giữa các liếp có rãnh thoát nước nhưng năng suất đạt được không cao nên bà con có thể tận dụng vụ này để sản xuất giống cho vụ Đông Xuân.
Sau khi bà con sử dụng chất điều hòa phân bón Tiến Nông để cải tạo đất.
Trên thực tế kỹ thuật trồng lạc và chọn đất trồng không quá khó bởi lạc dễ thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên tốt nhất nên chọn loại đất có độ tơi xốp và độ ẩm cao, độ pH từ 5,5 – 6,5 và khả năng thoát nước tốt như đất pha cát, đất thịt nhẹ...
Đất trồng lạc cần được cày sâu, bừa kỹ và làm sạch cỏ dại. Sau đó, tiến hành lên luống rộng 75 – 80 cm, cao 20 - 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng khoảng 45 – 50 cm.
Kỹ thuật trồng lạc
Lạc làm giống nên chọn loại lạc vừa (không già, không non), không bị sâu bệnh ngâm trong nước nửa ngày. Nếu vào vụ rét thì ngâm lạc trong nước ấm 40-45 độ C ngâm trong 12 giờ, sau đó ủ cho nứt mầm rồi đem gieo, không để mầm nhú dài. hoặc mua ngoài chợ, tại các trung tâm cửa hàng giống. Tiêu chuẩn chọn giống không pha tạp, không sâu bệnh, hạt giống to, mẩy, vỏ sáng, không sây sát, tỷ lệ nảy mầm cao.
Hiện nay có một số giống lạc cho năng suất cao được bà con chọn trồng như: như L14, VD, VD2, VD5, L18, MD7, LDM-01, ML25, L23.
Bà con làm hốc hoặc đánh rãnh theo đúng kỹ thuật trồng lạc để bón lót phân Tiến Nông từ 25-30kg/sào 500m2, phủ một lớp đất nhẹ để khi gieo hạt sẽ không bị chạm vào phân, gieo xong phủ lớp đất lên hạt.
Khi cây có 3-4 lá thật, bà con bón thúc phân bón Tiến Nông từ 20-25kg/sào 500m2. Kết hợp xới nhẹ, làm cỏ (không vun đất vào gốc và xới xáo sát gốc để cây phân cành cấp 1).
Khi cây có 7- 8 lá thật thì tiếp tục bón thúc, nên xới giữa hàng tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí.
Cách tốt nhất là bà con nên tưới phun mưa quanh gốc. Trước thời vụ thu hoạch lạc khoảng 1 tuần thì bà con không nên tưới nước để tránh tình trạng hạt nảy mầm trong đất. Theo đúng thời vụ trồng lạc thì trước khoảng 1 ngày thu hoạch, hãy tát nước vào ruộng để khi nhổ không bị đứt củ. Trong thời kỳ 3 lá thật và thời kỳ ra hoa cần đảm bảo độ ẩm (70%) cho đất.
Chú ý:
- Sau gieo từ 3 -5 ngày, tiến hành kiểm tra xem lạc mọc đã đều chưa, nếu chỗ nào lạc chưa mọc hoặc bị chuột ăn thì đem dặm lại, kết hợp với làm cỏ.
- Lạc nhú mầm thì lấy tay bới nhẹ gốc lạc sẽ giúp lá mầm lớn nhanh và ra nhiều hoa hơn.
Tới ngày thu hoạch, bà con chọn ngày nắng để nhổ lạc. Nếu thấy số củ lạc già xuất hiện nhiều hơn là có thể thu hoạch. Nếu là lạc giống thì có thể thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm vài khoảng tuần. Sau thu hoạch nên rửa sạch, phơi khô và bảo quản trong bao nilon, thùng, để nơi khô mát sẽ giúp lạc để được lâu hơn.
Với những kỹ thuật trồng lạc trên đây, hi vọng sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho bà con trong công tác nông nghiệp.
Nguồn Tổng hợp