Chè là cây công nghiệp dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm. Vì vậy, cây chè sẽ cho hiệu quả cao nếu người trồng chè biết cách chọn giống chè tốt, phù hợp và vận dụng đúng kỹ thuật trồng, sử dụng phân bón một cách hợp lý, đảm bảo.
Cây chè ưa điều kiện ẩm ướt, râm mát và ưa ánh sáng tán xạ, giới hạn nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15-28°C. Vùng núi cao sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn là điều kiện thuận lợi để sản xuất chè.
Chọn giống: Dựa vào điều kiện đất trồng của mỗi địa phương mà chọn giống chè phù hợp, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng mạnh với vùng đất đó. Là những giống có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu công nghệ chế biến hiện tại (chè đen, chè xanh, chè Ô long...) của thị trường. Sử dụng biện pháp giâm cành chè trong túi bầu đất để nhân vô tính giống chè đó. Đặc biệt, áp dụng theo quy trình trồng chè tiên tiến, thâm canh cao, hướng tới xu hướng giảm sử dụng phân hoá học và thuốc BVTV, thay vào đó tăng cường sử dụng phân hữu cơ.
Mật độ: Người trồng chè cần tuân thủ mật độ theo nguyên tắc: trồng dày với giống tán nhỏ và đất có độ dốc lớn; trồng thưa hoặc vừa phải với giống tán lớn và đất dốc nhỏ. Bên cạnh đó, có thể trồng dày với canh tác thủ công, còn dùng máy móc thì phải chọn mật độ phù hợp với tính năng của máy; bà con nên đầu tư cao về nguồn phân bón, có tưới nước trồng mật độ vừa phải; còn chu kỳ kinh doanh theo hướng nhanh thu hồi vốn thì bà con nông dân nên trồng theo mật độ dày.
- Trồng chè cành: trên rạch chè đã bón phân lót và lấp đất ta bổ hố rộng 20cm, sâu 20-25cm, khoảng cách giữa các hố dày hay thưa tuỳ yêu cầu; bóc túi PE, giữ nguyên bầu đất, đặt bầu chè quay theo hướng thuận lợi, lấp đất lèn chặt xung quanh, rồi lấp một lớp đất tơi xốp kín lên mặt bầu 1cm, sau trồng tủ cỏ rác theo rạch chè rộng 40cm và tưới cho chè; thời vụ trồng từ tháng 8-10.
- Trồng chè hạt: ngâm hạt trong nước 12 tiếng trước khi gieo; có thể gieo ngay hoặc ủ trong cát cho nứt rồi đem gieo; những rạch chè sâu 10cm được bón lót và lấp đất: gieo 4-6 hạt/hốc, lấp đất sâu 3-4cm; sau đó tỉa những cây xấu, còn 2-3 cây/cụm, tủ cỏ rác để giữ ẩm; thời vụ trồng hạt tốt nhất từ 15-10 đến 15-2.
Để nâng cao, ổn định năng suất, chất lượng, cải thiện giá bán và thu nhập trong nghề trồng chè, bà con nông dân có thể sử dụng bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng Tiến Nông cho cây chè.
Bộ sản phẩm này giúp cải tạo pH và độ phì đất bằng “Chất điều hòa pH đất Tiến Nông”, cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng “dinh dưỡng hữu cơ khoáng Vinagreen”, cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng sản phẩm “Lân PA - Bón nền; dinh dưỡng chuyên dùng cây chè - Bón thúc”. Đảm bảo cung cấp cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển của cây.
Kỹ thuật trồng: Cây chè không yêu cầu nghiêm ngặt về đất, tuy nhiên trên loại đất nhiều mùn vẫn thích hợp cho cây chè nhất, vì loại đất này khá tơi xốp có tầng canh tác dày trên 60 cm, bình quân không quá 25° độ dốc, có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm. Cho nên, bà con cần biết cách chọn đất trồng sao cho cây chè đó có thể thích ứng được. Cây chè ưa đất có phản ứng chua (pH 5,0 – 5,5) để thuận tiện cho quá trình hấp thu tốt nhất dinh dưỡng khoáng của cây.
Phòng trừ cỏ dại: Để hạn chế cỏ dại chen vào cây chè nên tủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh, sau mỗi trận mưa to bà con nên xới phá váng. Từ tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9 bắt đầu làm cỏ vụ xuân, toàn bộ diện tích nên xới sạch một lần/vụ;và xới gốc 2-3 lần/năm.
Nhiều tỉnh hiện nay đang mở rộng diện tích chè và thâm canh chè. Bên cạnh những sâu bệnh hại chủ yếu trên chè, còn xuất hiện loài bọ hung hại rễ chè rất nguy hiểm, vì vậy bà con cần đặc biệt chú ý tới loại côn trùng này. Năm 2001 - 2002, tại Viện Nghiên cứu Chè bọ hung hại rễ đã làm chết 20% các giống nhập nội và giống chọn lọc của Viện được trồng trên diện tích một quả đồi 2,5 ha.
Mối nguy hại từ Bọ hung hại rễ chè, thời kỳ sâu non sống dưới đất ăn rễ chè, tuổi lớn ăn cả phần thân gỗ của rễ và thân ngầm dưới đất. Bà con khó phát hiện được ở thời kỳ đầu chúng gây hại, chỉ đến khi cây chè đã biến màu, hoặc chết thì mới phát hiện được, dù vậy nhưng tới lúc đó có phòng trừ thì cũng đã muộn.
Chăm sóc chè: Cần dự trữ một lượng giống chè bằng 10% số cây đã trồng để trồng dặm. Thường vào tháng 8-9 và 2-3 thì trồng dặm, nông dân nên chọn những ngày râm mát, đất đủ ẩm để trồng. Kích thước hố phù hợp để trồng dặm là 30x30x30cm; dùng 1kg phân chuồng hoai bón vào mỗi hố; đặt bầu cây, lấp đất, lèn chặt, phủ đất mỏng lên trên, tủ gốc bằng cỏ rác. Với chè kiến thiết cơ bản tuổi 2-3 có thể trồng dặm bằng bầu to với kích thước túi PE 18x25cm theo tỉ lệ 3 phần đất + 1 phần phân (0,3kg P/C + 20g lân/bầu); chọn giống chè cùng nương chè trồng dặm 9- 10 tháng tuổi, thời gian ươm 7-8 tháng.
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Chè, bọ hung hại rễ chè khá đa dạng, trong đó loài sâu trưởng thành có màu cà phê và loài màu đen nhẵn bóng là 2 loài chủ yếu. Khi sâu non sống dưới đất, càng lớn càng chui sâu xuống đất, có hai lần lột xác, thời kỳ sâu non phá hại nặng nhất chính là lần lột xác thứ 2 sâu non chui lên gần mặt đất. Khi sâu non bắt đầu hóa nhộng chúng lại ngoi lên gần mặt đất.
Hàng năm, thời kỳ sâu non chui sâu nhất tới 30-35 cm là vào mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Sau đó đến mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 sâu chui lên gần mặt đất hại rễ chè. Theo chiều sâu của đất thì từ 0-10 cm, mật độ sâu non là 58,3%, từ 11-20 cm là 41,7%. Theo chiều ngang thì gần gốc có mật độ cao hơn xa gốc chè. Đặc điểm của loài sâu non này có màu trắng, có màu nâu vàng và bóng ở phần đầu, thường xuyên cong hình chữ "C" khi nằm im. Vào tháng 4 bọ hung trưởng thành vũ hóa, cứ vào ban đêm sau những cơn mưa đầu mùa chúng sẽ bay ra, và lại chui xuống đất khi trời gần sáng.
Hàng năm, vào tháng 4,5 sâu trưởng thành bay ra sau cơn mưa, vào ban đêm, giao phối, đẻ trứng ở trong đất sâu 1-2 cm, trứng đẻ từng quả hoặc từng nhóm quả, màu trắng sau 2-3 tuần thì nở sâu non. Sâu non có kích thước khoảng 1-2,5 cm.
Viện Nghiên cứu chè sau khi phát hiện bọ hung hại rễ chè đã tiến hành phòng trừ tổng hợp như sau:
Theo Nhất Thủy tổng hợp