Xã Mỹ Thái đất rộng mênh mông nhưng lại là cái rốn phèn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trên vùng đất phèn này, năm 2006,anh Cường bắt đầu gieo trồng 1ha khoai lang và ngay vụ đầu tiên đã trúng mùa với năng suất 30 tấn/ha.
Ông Cường suốt ngày túc trực ngoài đồng ruộng. Ảnh: T.B
Từ thành công ban đầu, nhận thấy lợi nhuận cao từ việc trồng khoai lang, anh Cường quyết định chuyển đổi từ chuyên canh cây lúa mùa nước nổi sang trồng luân canh 1 vụ lúa 1 vụ khoai. Sau vài vụ mua, anh rút ra được kinh nghiệm và phương pháp mới đạt hiệu quả cao trong việc tăng năng suất cây trồng, đó là vùng đât thổ nhưỡng Hòn Đất có thể luân canh vụ lúa - vụ màu. Anh Cường cũng đã gieo trồng thí nghiệm trên cây màu khác như dưa hấu vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Cường cho biết: “Từ vụ trồng khoai lang đầu tiên chỉ đạt 30 tấn/ha, nhưng anh vẫn cố gắng bám đất, tích lũy, học hỏi và rút ra thêm kinh nghiệm, sau đó áp dụng vào những vụ gieo trồng sau, năng suất đã tăng lên dần từ 35, rồi 40, 50 tấn và những gần đây có vụ đạt được 60 tấn/ha”. Từ thành công ấy, Năm 2007, anh Cường thành lập câu lạc bộ thanh niên trồng hoa màu ban đầu có 12 thành viên, sau đó tăng lên 16 thành viên. Mọi người hăng hái học hỏi kinh nghiệm từ anh Cường và bắt đầu mở rộng đất gieo trồng, sau 1 thời gian thành viên nào cũng thu lãi lớn từ 1-1,5tỷ đồng/năm.
Từ câu lạc bộ nhỏ, anh Cường đề xuất phát triển thành tổ hợp thanh niên trồng màu. Đến cuối 2014, anh Cường mạnh dạn đứng ra thành lập hợp tác xã "nông dân khoai lang" có 12 thành viên tham gia; vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng do anh Cường làm giám đốc. Đặc biệt, “Từ khi hợp tác xã nông dân khoai lang ra đời, các hoạt động trồng trọt như tưới tiêu, xuống giống, bón phân, phun thuốc đều được làm chung và đồng loạt nên đã tiết kiệm được một nguồn lớn chi phí sản xuất, dễ quản lý được dịch bệnh và đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhanh chóng…
Hơn nữa, nhờ thành lập hợp tác xã mà qua đó có cơ sở tư cách pháp nhân để có thể ký kết hợp đồng mua bán với các công ty, doanh nghiệp và thương lái từ nhiều nơi, giúp ổn định đầu ra. Anh Cương cho biết: hiện nay các thành viên trong hội đều đạt mức cơ giới hóa > 70%; năng suất cao và lợi nhuận tăng lên trung bình mỗi thành viên lãi hơn 100 triệu đồng/ha/năm.
Tồng hợp: Ánh Dương