Search
Thứ 5, 13/10/2016, 08:27 AM

Phát hiện khảo cổ chấn động nhất 40 năm qua ở lăng Tần Thủy Hoàng

Phát hiện khảo cổ chấn động nhất 40 năm qua ở lăng Tần Thủy Hoàng
Phát hiện khảo cổ chấn động nhất 40 năm qua ở lăng Tần Thủy Hoàng
Ảnh: Smithsonian

khảo cổ mới của các nhà khoa học được coi là "quan trọng hơn cả khi ra lăng Tần Thủy Hoàng."

Theo Telegraph, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng có khả năng người Hy Lạp đã giúp đỡTrung Quốc xây dựng đội quân đất nung nổi tiếng của Tần Thủy Hoàng thuộc tỉnh Tân Cương.

Các nhà khảo cổ cho rằng, nhiều nhà du hành phương Tây đã đến Trung Quốc sớm hơn 1.500 năm so với mốc thời gian theo nghiên cứu cũ, do đó 8.000 bức tượng quân lính đang canh giữ lăng mộ của Tần đế có khả năng được chế tác dưới sự chỉ đạo của một nhà điêu khắc người châu Âu, mang ảnh hưởng của Hy Lạp cổ đại.

Phát hiện này được coi là "quan trọng nhất trong vòng 40 năm qua", vượt qua cả tầm vóc của việc khám phá ra đội quân đất nung. Sự kiện cũng đánh dấu lần giao thoa đầu tiên giữa nền văn minh phương Tây và Trung Quốc trong lịch sử.

Trong lúc khai quật khu lăng mộ, các nhà khảo cổ đã khám phá ra bằng chứng DNA cho thấy sự xuất hiện của người phương Tây trong khu vực dưới thời Tần Thủy Hoàng, từ năm 259 đến 210 trước Công nguyên.

Phát hiện khảo cổ chấn động nhất 40 năm qua ở lăng Tần Thủy Hoàng - Ảnh 1.

Toàn cảnh đội quân đất nung. Ảnh: Reuters

Tiến sĩ Li Xiuzhen, nhà khảo cổ học tại bảo tàng Lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng cho biết: "Chúng tôi đã thu thập được bằng chứng về mối quan hệ khăng khít giữa Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa và người phương Tây, trước khi Con đường tơ lụa hình thành. Thời điểm này còn sớm hơn chúng tôi tưởng."

Theo các chuyên gia, trước đó không tồn tại phong cách đắp tượng to bằng người thật tại Trung Quốc, do vậy đây cũng là bằng chứng khẳng định sự xuất hiện của ảnh hưởng từ phương Tây.

Tiến sĩ Li nói thêm: "Hiện nay chúng tôi tin rằng đội quân đất nung và các bức tượng trong khu lăng mộ lấy cảm hứng từ nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp cổ đại."

Cuộc khai quật còn tìm thấy vài bộ xương phụ nữ trẻ bị hư hỏng, có thể là các quý phi được chôn cùng nhiều trang sức quý làm từ vàng và ngọc trai. Hộp sọ của một chàng trai, có thể là Doanh Phù Tô - người con cả của Tần Thủy Hoàng, bị một mũi tên xuyên qua.

Giáo sư Lukas Nickel, chủ tịch bảo tàng Mỹ thuật châu Á thuộc ĐH Vienna tin rằng, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chịu ảnh hưởng từ sự xuất hiện của tượng Hy Lạp ở Trung Á trong thời kỳ sau trị vì của Alexander Đại đế.

"Tôi nghĩ một nhà điêu khắc người Hy Lạp có thể đã đến đây và hướng dẫn nghệ nhân địa phương," ông nói.

Rachel Morgan, biên tập viên đài BBC, cho biết: "Thật thú vị khi nghĩ rằng công nghệ nghiên cứu và điều tra của thế kỷ 21 lại có khả năng thay đổi kiến thức đương đại về nguồn gốc và sự hình thành của một trong những quốc gia lớn nhất thế giới, cũng như mối quan hệ giữa các nền văn minh cổ đại."

 

Theo Trí Thức Trẻ



0.24114 sec| 1470.531 kb