Người xưa có câu: “Kính lão đắc thọ”. Truyền thống kính trọng người già đã có từ lâu đời và đó là một nghĩa cử cao đẹp. Chính vì thế, khi thấy hình ảnh một bà lão bị ngược đãi, ai nấy đều vô cùng bức xúc.
Gần đây, trên mạng xã hội của Nhật Bản có đăng bức ảnh ‘bà lão bị đụng xe’ hoặc ‘bà lão bị ném như một bao rác’… Tuy nhiên, đằng sau những hình ảnh này là câu chuyện rất hài hước và cảm động.
Nhìn hình ảnh dưới đây bạn hẳn sẽ thốt lên: “Sao lại tàn nhẫn coi người già như rác rưởi để ném đi như thế?”
Nhưng thực tế là bà đã tự thiết kế để tạo ra bức ảnh này.
Bà có tên là Yoshimi Nishi, hiện đang sống ở tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Năm nay bà 88 tuổi và là một nhiếp ảnh gia.
Bà Yoshimi sinh ra và trưởng thành ở Brazil. Sau khi tốt nghiệp trường dạy làm đẹp, bà đã mở cho mình một viện thẩm mỹ riêng. Nhưng khi em trai trở thành tuyển thủ đua xe đạp, bà thấy rất vui và quyết định đóng cửa thẩm mỹ viện của mình. 22 tuổi bà dấn thân vào nghiệp đua xe đạp và lập gia đình ở tuổi 27. Sau khi kết hôn, bà đã rút lui khỏi giới đua xe và sinh con. Mãi cho đến 8 năm về trước, bà mới trở về sinh sống tại Nhật Bản.
Con trai cả của bà Yoshimi là một chuyên gia chỉ đạo nghệ thuật, từng chịu trách nhiệm thiết kế các nhãn đĩa CD cho nhóm nhạc rock nổi tiếng của Nhật Bản là B’z. Cũng tại quê nhà Kumamoto, con trai bà mở một phòng dạy chụp ảnh có tên “Du Mỹ Thục”. Được con trai khích lệ, năm 72 tuổi bà mới bắt đầu bước chân vào nghiệp chụp ảnh.
Bà Nishimoto nhớ lại: “Thời điểm tôi nói với chồng rằng bản thân mình rất hứng thú với nghề nhiếp ảnh cũng là lúc ông nói với tôi rằng ông cũng thích khởi đầu với nghề này. Ông nhìn, rồi tặng cho tôi chiếc máy ảnh của mình. Ông còn đưa tôi đi mua các thiết bị chuyên dụng khác.”
Trong tâm tràn đầy sự hiếu kỳ, nhưng bà Nishimoto lại không am hiểu công nghệ mới. Bà đã gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với những công nghệ mới này. Cuối cùng, sau khi chụp ảnh xong, bà liền dùng máy tính để xử lý ảnh. Bà dùng phần mềm đồ họa sửa ảnh và lập một website của riêng mình. Sau một khoảng thời gian tiếp xúc với chụp ảnh, con trai bà đổi tên phòng chụp “Du Mỹ Thục” thành “Tự chụp chân dung”.
Đúng vậy! Đây là những bức ảnh khởi đầu cho nghiệp nhiếp ảnh của bà. Nó đã tạo nên tiếng vang lớn trên mạng lưới internet. Sau 10 năm chụp ảnh, năm 2011, bà đã mở cho mình một triển lãm riêng.
Ảnh của bà vừa mang nét hài hước lại vừa mang thông điệp nhắc nhở rất nghiêm túc. Hầu hết mọi người đều không phát hiện ra rằng đây là những bức ảnh tự chụp.
Cũng có người muốn mua lại bộ ảnh của bà. Tuy nhiên, bà Nishimoto khiêm tốn nói: “Những bức ảnh này chưa thực sự có chất lượng cao để có thể bán.” Và bà đã tặng miễn phí bộ ảnh chụp này.
Năm nay bà đã 88 tuổi và là học trò cao tuổi nhất ở ‘Du Mỹ Thục’. Từ khi chồng qua đời, bà đã sống một mình, tuy nhiên sau một trận động đất khủng khiếp diễn ra tại tỉnh Kumamoto, bà bị đau lưng và đi lại khó khăn hơn. Hiện thỉnh thoảng bà lại được các học viên tại ‘Du Mỹ Thục’ đón đi chụp ảnh, điều này khiến bà rất vui và xúc động.
Tháng 7 năm nay, nhiếp ảnh gia Nishimoto đã giới thiệu tới công chúng yêu thích bộ sưu tập ảnh chân dung “Không phải một người”. Hy vọng đây sẽ là món quà cảm ơn gửi tới người yêu ảnh của bà suốt thời gian qua. Số tiền kiếm được sẽ được dành để ủng hộ người dân địa phương Kumamoto vượt qua khó khăn sau động đất. Chúng ta hy vọng bà luôn khoẻ mạnh để có thể chụp được nhiều bức ảnh đẹp và ý nghĩa hơn nữa.
Theo ĐKN