Căn bệnh hiếm gặp đã khiến em bé sơ sinh ở Bangladesh vừa mới chào đời nhưng nhìn như một ông lão 80 tuổi.
Cất tiếng khóc chào đời tại Magura, Bangladesh, cậu bé khiến mọi người xót xa khi mang khuôn mặt với nhiều nếp nhăn, đôi mắt trũng sâu, cơ thể teo tóp và một dải lông dài trên lưng.
Chính các bác sĩ địa phương cũng vô cùng choáng váng khi cậu bé chào đời và không biết nguyên nhân gây lão hóa cho cậu bé là gì, nhưng họ cho rằng có thể bé mắc chứng bệnh progeria (lão nhi) - một bệnh di truyền cực kỳ hiếm. Căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 1/ 4 triệu ca mỗi năm, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của trẻ, khiến trẻ già đi một cách nhanh chóng.
Cậu bé ở Magura, Bangladesh khiến mọi người xót xa khi mang khuôn mặt với nhiều nếp nhăn, đôi mắt trũng sâu, cơ thể teo tóp và một dải lông dài trên lưng.
Bác sĩ điều trị chính cho bé sơ sinh này cho biết: “Em bé không hề giống với trẻ sơ sinh bình thường mà giống với một người già hơn với rất nhiều nếp nhăn và kết cấu làn da khô ráp.”
Mặc dù vậy, bố mẹ của cậu bé vẫn rất hạnh phúc khi đón chào em bé kỳ lạ này. Bố em bé, anh Biswajit Patro nói: Chúng tôi chỉ có thể cảm ơn Chúa. Không có lý gì chúng tôi không hạnh phúc với sự xuất hiện của con trai. Chúng tôi sẽ chấp nhận cậu bé theo cách mà con đã đến. Chúng tôi thực sự rất vui mừng khi có thêm thành viên mới trong gia đình.”
Làn da nhăn nheo như người già của em bé sơ sinh.
Kể từ khi cậu bé chào đời, mỗi ngày gia đình anh Patro và vợ là chị Parul thường xuyên chào đón rất nhiều vị khách “không mời” do sự hiếu kỳ muốn được nhìn thấy em bé kỳ lạ.
Còn theo các bác sĩ, hiện tại sức khỏe của bé sơ sinh khá tốt. Gia đình anh Patro luôn hy vọng cậu bé sẽ lớn lên khỏe mạnh tuy nhiên trên thực tế, hầu hết trẻ mắc bệnh này đều không thể sống qua tuổi 13.
Lớp lông dày trên lưng em bé sơ sinh.
Progeria còn được gọi là hội chứng progeria Hutchinson-Gilford (HGPS) gây ra bởi một lỗi duy nhất trong gen tạo ra protein bất thường. Khi các tế bào sử dụng protein – gọi là progerin – chúng sẽ bị phá vỡ một cách bất thường.
Progerin tích tụ trong nhiều tế bào của trẻ em với progeria, khiến trẻ già đi một cách nhanh chóng hơn.
Điều đáng nói là các bác sĩ vẫn không chắc chắn về các phương pháp có thể điều trị cho những em bé mắc bệnh này ngoại trừ việc chờ em bé lớn dần lên.
(Theo Dailymail) / Khám Phá