Search
Thứ 2, 24/04/2017, 09:30 AM

Cô gái trả lại 200 triệu đồng nhặt được: Hành động đẹp trở thành sự phẫn nộ của dư luận

Cô gái trả lại 200 triệu đồng nhặt được: Hành động đẹp trở thành sự phẫn nộ của dư luận

Có nhu cầu muốn khẳng định bản thân nhưng không đủ tài năng, trí tuệ, hay muốn được nhiều người biết đến nhằm mục đích nào đó, nhiều bạn trẻ đã sử dụng chiêu trò “câu like”.

Chiêu trò "câu like" bằng cách lợi dụng lòng tin và sự thương cảm của người khác

là mạng được người dùng đông đảo nhất hiện nay ở Việt Nam. Mọi thông tin của người dùng đều được trên , không ai phủ nhận mặt tích cực của Facebook trong kết nối cộng đồng.

Thế nhưng gần đây, trên Facebook nổi lên trào lưu "câu like" bằng mọi giá của nhiều bạn trẻ trong thế giới ảo. 

Có nhiều cách "câu like", từ đơn giản như khoe áo đẹp, xe đẹp, ngon, nhà cửa, ảnh "tự sướng" đến khoe những hình ảnh sốc, bịa chuyện giật gân hay kể câu chuyện chạm đến cảm xúc, lợi dụng sự thương cảm của người khác...

Cô gái trả lại 200 triệu đồng nhặt được: Hành động đẹp trở thành sự phẫn nộ của dư luận - Ảnh 1.

Bó tiền 200 triệu đồng - công cụ mà cô gái sử dụng để "câu like" trên mạng xã hội.

Trước đây, cộng đồng mạng từng rầm rộ chia sẻ thông tin từ một tài khoản Facebook tên P.T.N.O, sinh viên đang học ở Hà Nội nhặt được chiếc túi có 200 triệu đồng tiền mặt, không suy nghĩ đã mang nộp ngay cho Công an phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Trên trang cá nhân của mình, ngoài thông tin về số tiền nhặt được, cô gái còn đăng ảnh trụ sở công an phường nơi mình đến làm việc, kèm theo các lời khen ngợi của các cán bộ công an dành cho mình.

Cô gái trả lại 200 triệu đồng nhặt được: Hành động đẹp trở thành sự phẫn nộ của dư luận - Ảnh 2.

Hình ảnh trụ sở công an mà cô gái này đăng tải lên trang cá nhân để khẳng định mình đã đến giao nộp số tiền nhặt được.

Status của cô gái nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt thích, chia sẻ cùng các các bình luận ngợi khen cô gái trẻ tốt bụng, nhân hậu.

Khi mọi người tìm hiểu về cô nàng, P.T.N.O cho hay, mình sinh ra ở một vùng quê nghèo ở Tân Kỳ, Nghệ An. Cô đang học tại một trung tâm marketing tại Hà Nội.

Bố cô bị khối u nhiều năm nay, mẹ bị thoái hóa cột sống. Gia đình rất nghèo, đứng bên bờ vực suy sụp cả tiền bạc và sức khỏe, tuy nhiên, chính mẹ đã là người nói với cô nên mang ngay số tiền nộp cho công an. 

Thế nhưng, khi liên lạc với Công an phường Đại Mỗ để xác minh vụ việc trên thì phía công an khẳng định không hề nhận được bất cứ trình báo nào về vụ việc.

Cô gái trả lại 200 triệu đồng nhặt được: Hành động đẹp trở thành sự phẫn nộ của dư luận - Ảnh 3.

Sau đó, tất cả đều vỡ lẽ khi phía công an tiếp tục cho biết, P.T.N.O đã đến trình báo công an phường. Tại đây cô tỏ ra ăn năn, hối lỗi, cô viết bản kiểm điểm, cam kết xóa hết thông tin về trò đùa trên Facebook. 

P.T.N.O khai báo rằng, trong lúc buồn, cô đã nghĩ ra trò đùa nhặt được tiền và trả lại này để mua vui, không nghĩ đến hậu quả sau đó.

Trước đây, nhiều người hẳn vẫn còn nhớ đến câu chuyện mà Facbook Trần Ngọc Bích Trâm chia sẻ, khiến dân mạng rơi nước mắt khi cô cho biết đã nhận nuôi một bé gái của người cha sắp bị tử hình. 

Tuy nhiên, người thân và chính quyền địa phương nơi cô sinh sống khẳng định, không có chuyện đứa bé bị bỏ rơi. Nạn nhân của câu chuyện thật như đùa này lại chính là cháu ruột của Trâm.

Theo tìm hiểu, được biết thời điểm ấy, Trâm đang kinh doanh online trên Facebook, muốn thu hút sự chú ý của mọi người cho trang cá nhân của cô nên mới "đẻ" ra những câu chuyện hư cấu để câu like (thích), chia sẻ từ cộng đồng mạng.

Cộng đồng mạng có đang tiếp tay cho những hành vi sống ảo?

Có thể nói mạng xã hội đang dần chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người, nhất là giới trẻ.

Vấn đề là chúng ta sử dụng mạng xã hội như thế nào để nó trở thành công cụ hữu ích, phục vụ cho nhu cầu của con người.

Ngược lại, nó sẽ mang đến những hậu quả khôn lường nếu ta sử dụng sai mục đích, hay bất chấp mọi thủ đoạn chỉ để nổi tiếng trên mạng xã hội nhằm phục vụ lợi ích bản thân.

Cô gái trả lại 200 triệu đồng nhặt được: Hành động đẹp trở thành sự phẫn nộ của dư luận - Ảnh 4.

Mạng xã hội chính là nguyên nhân khiến cho lối sống "ảo" của giới trẻ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. (Ảnh minh họa)

Trào lưu "câu like" cho thấy lối sống ảo của một bộ phận giới trẻ. Họ có nhu cầu muốn khẳng định bản thân nhưng không đủ năng lực để có thể nổi tiếng, họ chọn cách "câu like" để được nhiều người biết đến, vì lợi ích trước mắt.

Mạng xã hội vốn dĩ phức tạp khi nó đang dần trở thành công cụ để giới trẻ thể hiện lối sống, cách nghĩ lệch lạc.

Đã đến lúc cần tuyên truyền và có những biện pháp chế tài đủ mạnh để người sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm với từng thông tin mà mình chia sẻ, nghiêm túc xem xét kỹ các nội dung đăng tải trên mạng xã hội.

Đừng nghĩ rằng mạng xã hội chỉ là ảo, và bạn có quyền tự do đăng tải bất kì thông tin gì mình thích mà không chịu sự quản lý nào. 

Nên nhớ, pháp luật có quy định nghiêm cấm: "đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân" và buộc: "Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về các thông tin mà mình phát tán trên mạng".

Cô gái trả lại 200 triệu đồng nhặt được: Hành động đẹp trở thành sự phẫn nộ của dư luận - Ảnh 5.

Hãy tỉnh táo và cân nhắc kĩ trước những lần nhấn nút like, share và comment . (Ảnh minh họa)

Đồng thời, những kẻ bịa chuyện sẽ không thể nào đạt được mục đích nếu một bộ phận người dùng mạng xã hội không thiếu sáng suốt, tỉnh táo, hứng lên là share, phẫn nộ là bắt đầu chỉ trích mặc dù chưa phân biệt trắng đen. 

Hãy tỉnh táo và cân nhắc kĩ trước những lần nhấn nút like (thích), share (chia sẻ) hoặc comment (bình luận). Chỉ như vậy thì mới mong chấm dứt được những trò gây sốc vô bổ, những trào lưu bịa chuyện "câu like" nhảm nhí, lợi dụng lòng tin và sự thương cảm của người khác.

 

theo Thời đại



0.33599 sec| 1551.617 kb