Search
Thứ 3, 06/08/2019, 14:30 PM

Không làm theo chuỗi, nông sản Việt dễ thua trên “sân nhà”

Không làm theo chuỗi, nông sản Việt dễ thua trên “sân nhà”

Xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị nông sản, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế hiện nay.

còn khiêm tốn

Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông thôn, cả nước có 20,3% tổng số doanh nghiệp nông lâm thủy sản có thực hiện liên kết; 35,5% tổng số hợp tác xã nông lâm thủy sản có liên kết với doanh nghiệp, nông dân và hợp tác xã khác; 54,4% số hợp tác xã có liên kết cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào; 21,4% liên kết tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra; 13,5% liên kết góp vốn đầu tư sản xuất và 10,7% liên kết theo hình thức khác. Đã có 619.300 hộ tham gia liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Không làm theo chuỗi, nông sản Việt dễ thua trên “sân nhà”

Tỷ lệ chuỗi giá trị gạo khép kín đạt 4%. Ảnh: T.L

Cả nước có 20,3% tổng số doanh nghiệp nông lâm thủy sản có thực hiện liên kết; 35,5% tổng số hợp tác xã nông lâm thủy sản có liên kết với doanh nghiệp, nông dân và hợp tác xã khác. Đã có 619.300 hộ tham gia liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Trong thời gian qua, đã có một số chuỗi cung ứng nông sản ứng dụng thành công công nghệ mới trong quản lý chuỗi cung ứng như ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối sản xuất và , truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản nhằm gia tăng giá trị.

Hiện đã có một số chuỗi cung ứng như:  Chuỗi xoài (Hợp tác xã Mỹ Xương ở Đồng Tháp), thanh long (Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit và Công ty TNHH chế biến trái cây Yasaka) đã áp dụng công nghệ hiện đại vào đổi mới chuỗi cung ứng như công nghệ blockchain vào truy xuất nguồn gốc và quản lý chuỗi nhằm giảm chi phí và minh bạch thông tin và tăng cường lòng tin của người tiêu dùng.

Điều đáng ghi nhận là, hiện các chuỗi liên kết được phát triển theo 3 cấp độ: Sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và nhất là sản phẩm địa phương OCOP. Trong nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, chuỗi giá trị lúa gạo đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ sản xuất, liên kết trong sản xuất – tiêu thụ thông qua hợp đồng thương mại. Nhờ đó, tỷ lệ chuỗi giá trị gạo khép kín đạt 4%.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Trung Kiên – Bộ môn Thị trường và ngành hàng (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) mặc dù nhận được nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc tổ chức liên kết giữa hợp tác xã, nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị nông sản nhưng tỷ lệ hình thành chuỗi giá trị nông sản hoàn chỉnh từ người sản xuất (nông dân/hợp tác xã/tổ hợp tác) với doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp, phần lớn các liên kết trong chuỗi vẫn rất lỏng lẻo, chủ yếu thông qua trung gian.

Liên kết, con đường tất yếu

Thương mại nông sản quốc tế đang chứng kiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ở một số nền kinh tế lớn như Mỹ và một số nước. Một nghiên cứu của Đại học Southern California cho thấy, các hàng rào phi thuế làm tăng chi phí giao dịch gấp 3 lần so với mức thuế quan, tăng chi phí trực tiếp và gián tiếp, đồng thời làm giảm tính cạnh tranh của hàng nông sản.

“Chủ nghĩa bảo hộ thương mại tại một số thị trường lớn cùng với xu hướng gia tăng yêu cầu về an toàn thực phẩm khiến nông sản xuất khẩu có nguy cơ bị trả lại, mất quyền xuất khẩu hoặc gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng các quy định. Trong khi đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tiếp tục được mở rộng đòi hỏi nông nghiệp Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh ngay lập tức, tuân thủ các tiêu chuẩn các nước đặt ra. Do đó, việc sản xuất theo chuỗi để đáp ứng các tiêu chuẩn là một đòi hỏi tất yếu” – ông Kiên nói.

Để phát triển các chuỗi giá trị nông sản, ông Kiên cho rằng, cần xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, cân đối cung cầu chung toàn ngành hàng trong quy mô cả nước để duy trì mức sản xuất có lợi về giá cả. Phối hợp với các doanh nghiệp lớn đủ khả năng dẫn dắt các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực quốc gia; rà soát lại toàn bộ các chiến lược quy hoạch, vùng quy hoạch, xây dựng, đề xuất đầu tư chuỗi giá trị đồng bộ và theo mô hình cụm ngành...

Các địa phương căn cứ lợi thế và nhu cầu thị trường, lựa chọn nhóm sản phẩm để quy hoạch vùng chuyên canh có điều kiện tự nhiên, kinh tế thuận lợi, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ cần thiết, thuận tiện về giao thông để gắn kết với thị trường chính. Nhà nước cần làm cầu nối cho doanh nghiệp và tổ chức nông dân địa phương với thị trường hoặc các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ lớn thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, môi giới thị trường, môi giới đầu tư.

Tăng cường kiểm soát quản lý vùng trồng, vùng nuôi và vùng khai thác, đẩy mạnh thực hiện đánh mã số vùng trồng. Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá vùng nuôi trồng nhằm luôn đảm bảo các yêu cầu của thị trường.

 



0.19110 sec| 1474.703 kb