Vì chỉ nở vào ban đêm vào mùa nước nổi nên loài hoa đặc sản này còn được gọi với cái tên "bông súng ma".
Bông súng dài trung bình từ 4 - 5m, có cây dài gần 7m. Năm nào mùa lũ kéo dài thì bông súng càng được mùa, bởi nước càng cao thì bông súng mọc càng dài. Ảnh: GD&ĐT
Đây là loài hoa mà mùa nắng cứ tự vùi hạt, thân củ, rễ xuống tầng đất sâu, chờ mưa xuống, nước lên thì lặng lẽ mọc, lặng lẽ khoe sắc khắp mọi nơi. Ảnh: HUỲNH TRÂN/Tuổi trẻ
Ở An Giang, hái bông súng là sinh kế của hàng chục hộ nghèo, không ruộng đất. Giá 1 bông súng chỉ khoảng 1.500 đồng nên muốn kiếm nhiều tiền, có những gia đình phải làm việc từ lúc nửa đêm. Ảnh: HUỲNH TRÂN/Tuổi trẻ
Hoa súng bày bán ở chợ quê - Ảnh: HUỲNH TRÂN/Tuổi trẻ
Cuộn bông súng được đem đi bán dạo ở khắp nơi. Ảnh: GD&ĐT
Đây là loại bông súng có hoa màu trắng, cọng dài, ăn rất ngon, đặc biệt là nấu canh chua hay chấm mắm kho… Ảnh: GD&ĐT
Các món đặc sản từ bông súng:
- Canh bông súng nấu với cá rô là món ăn dân dã rất được ưa chuộng. Chỉ cần một bó bông súng, vài con cá rô và một ít rau thơm là bạn có thể nấu một nồi canh chua hấp dẫn. Ngoài ra, bông súng còn được nấu với cá lóc hoặc cá sặc.
- Để có món bông súng bóp xổi, người ta lấy cuống bông súng, tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi ngắt từng khúc ngắn 4-5cm, để vào thau.
Dùng tay bóp nhẹ những cọng súng cho giập mà không bị nát. Pha một chén giấm + vài muỗng đường, quậy cho tan đường. Đổ chén giấm vào thau bông súng, thêm một nắm rau răm xắt nhỏ vào, trộn đều.
Bông súng ngọt mát, kết hợp hoàn hảo với đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, cùng màu sắc hấp dẫn bắt mắt.
- Gỏi bông súng với tép khô (ruốc khô) cùng các phụ liệu như đậu phụng, rau răm, hành, tỏi và gia vị (nước mắm ngon, tương ớt, đường, giấm hoặc chanh). Món này dùng chung với bánh tráng nướng.
Theo Soha