Bệnh thối trái non thối hoa ở loại cây rau màu
Bệnh thối trái, thối hoa nếu không kịp thời phát hiện và phòng trị thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng của trái và quả ở cây trồng. Loại bệnh này thường gây hại nhiều ở các loại cây ăn quả phổ biến như mít, bưởi, cam, vải, chôm chôm, thanh long, dưa hấu.. và các loại cây rau màu như họ bầu bí, mướp, dưa leo, đậu, cà chua, ớt,…
Bệnh thối trái non ở cây mít
Bệnh thối hoa, thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora gây nên. Loại bệnh này phát triển mạnh và lan nhanh trong mùa mưa khi nhiệt độ và độ ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh gây hại cây trồng.
Bệnh gây hại trên lá, hoa, trái và gốc thân, những vùng bị bệnh có dấu hiệu bị úng nước chuyển sang màu đen và sau đó thối nhũn. Bệnh thối hoa, trái non thường xuất hiện ở giai đoạn cây trồng đang ra hoa và bắt đầu thụ phấn, nấm bệnh phát triển nhanh tấn công ở lá, hoa và trái non, trong thời điểm từ 5 – 7 ngày khi hoa cho ra trái, bệnh gây hại làm cho trái bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị héo, teo lại. Nếu bệnh nặng có thể gây thối cả rễ, làm cây trồng chết rũ.
Cần kịp thời phát hiện bệnh thối hoa - thối trái non để có biện pháp phòng trị hiệu quả
Phải đặc biệt chú ý đến lượng nước tưới cho cây, không nên tưới nước quá nhiều khiến đất trồng bị ngập úng dễ phát sinh nấm bệnh gây hại. Luôn giữ cho đất khô thoáng, thoát nước tốt.
Nếu đã phát hiện dấu hiệu bệnh hại thì nên hạn chế tưới nước vào buổi chiều tránh tạo điều kiện độ ẩm cao nấm bệnh phát triển nhanh.
Cần tăng cường bón phân chuồng hoai mục và các loại chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo được nguồn vi sinh vật đối kháng nấm bệnh hại cây trồng.
Sử dụng phun phòng trị một số loại thuốc như Aliette, Curzate, Mataxyl, Manzate, Ridomil, hoặc Vimancoz phun thuốc trực tiếp lên cây khoảng 7 – 10 ngày một lần.
Tổng hợp: Duyên Hoàng