Search
Thứ 6, 06/01/2017, 09:02 AM

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mở 'Hội nghị Diên Hồng', mời hơn 100 nhà khoa học tìm cao kiến

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mở

Ngày 3/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PT-NT) đã mời hơn 100 nhà khoa học lão thành và có cống hiến lâu năm trong ngành đến dự hội nghị để đóng góp ý kiến và hiến kế cho ngành nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mở 'Hội nghị Diên Hồng', mời hơn 100 nhà khoa học tìm cao kiến

Ảnh minh họa.

Trước một năm nhiều nỗ lực của Bộ Nông nghiệp, song thiên tai bão lũ của biến đổi khí hậu đã gây hậu quả nặng nề, dẫn đến lần đầu tiên trong nhiều năm nông nghiệp của nước có GDP tăng trưởng âm 0,18%. 

Hội nghị lần này, Bộ NN&PT-NT mong muốn có những ý kiến đóng góp thiết thực cho ngành nông nghiệp trước những thách thức hội nhập cũng như biến đổi khí hậu trong năm 2017.

Lúa Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới nhưng thu về 3 tỉ USD thì chi hết 2,9 tỉ

Tại hội nghị, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết, dù GDP có tăng lên song điều ông trăn trở nhất là của nông dân vẫn còn khổ.

Trong 12 mặt hàng nông sản xuất khẩu nhất nhì thế giới của Việt Nam, lúa xuất khẩu được 3 tỉ USD thì chi hết 2,9 tỉ. Đó là nền nông nghiệp gia công, cơ bắp mà Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài từ thức ăn, con giống, thuốc trừ sâu cho đến phân bón...

Trong khi đó, gần đây, những giống lúa phổ biến, sử dụng nhiều nhất lại là giống lúa mà các doanh nghiệp, các nhà khoa học đã nghỉ hưu nghiên cứu. Có giống tốt thế nhưng khâu tổ chức sản xuất lại rất kém.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mở Hội nghị Diên Hồng, mời hơn 100 nhà khoa học tìm cao kiến - Ảnh 1.

Lúa Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới nhưng thu về 3 tỉ USD thì chi hết 2,9 tỉ. Ảnh minh họa.

Ví dụ như Viện nghiên cứu ngô có giống cho năng suất 10-12 tấn/ha nhưng bình quân năng suất ngô cả nước chỉ khoảng hơn 4 tấn/ha. “Chúng ta tự hào có hàng trăm giống lúa tốt nhưng lại chưa có thương hiệu gạo quốc gia nào cả. Mà một trong những nguyên nhân ấy là chiến lược khoa học công nghệ đề ra chưa thật trúng, lực lượng khoa học – đơn vị có thể tham mưu rất tốt cho nông nghiệp vẫn còn dựa vào Nhà nước là chủ yếu”, Giáo sư Long cho hay.

Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho rằng, Bộ trường Bộ NN&PTNT cần có bộ phận tổng hợp, tiếp nhận các thông tin về khoa học nông nghiệp có thể qua đường dây nóng…., thậm chí nhà khoa học đang ngủ vẫn có thể nhắn tin cho Bộ trưởng khi nghĩ ra ý tưởng hay.

Nhà khoa học cũng tự trọng cao lắm, họ làm không hẳn vì tiền

GS Trần Duy Quý, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật châu Á-Thái Bình Dương cho rằng, Bộ cần tận dụng các nhà khoa học đã và đang công tác trong các viện cùng để đặt hàng, không chỉ dựa vào nhóm đề xuất ở tỉnh, ở doanh nghiệp sẽ rất nguy hiểm và có thể có lợi ích nhóm.

Thời gian tới, Việt Nam giảm từ 3,8 triệu ha xuống còn 3 triệu ha lúa để chuyển đổi cây trồng khác hiệu quả hơn. Vậy Bộ NN&PTNT có thể đặt hàng các nhà khoa học, tìm ra giống lúa năng suất 8-9 tấn/ha cho chất lượng gạo ngon. Bộ cấp tiền từ A tới Z. Nếu không đạt thì các nhà khoa học phải trả lại tiền.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mở Hội nghị Diên Hồng, mời hơn 100 nhà khoa học tìm cao kiến - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

“Nhà khoa học cũng tự trọng cao lắm. Họ làm không hẳn vì tiền. Đề tài đưa ra, các nhà khoa học nghiên cứu kỹ kết hợp với các cộng sự có hiệu quả mới bắt tay vào làm sẽ tránh được kiểu nghiên cứu trả bài, rồi đề tài đút ngăn kéo”, GS Quý cho hay.

Cứ duy trì 13,8 triệu hộ với 78 triệu mảnh ruộng thất bại là cái chắc!

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đình Long cho rằng, cần tận dụng nguồn trí tuệ khoa học, nhân lực trong các hội, hiệp hội. Hiện một số hệ thống máy móc, cơ sở nghiên cứu ở nhiều viện đầu tư hàng triệu USD rồi bỏ đó, trong khi các tập đoàn, DN lớn muốn kết hợp sử dụng thì không được là rất lãng phí.

“Nếu coi nông nghiệp là trụ đỡ, cần phải có Viện Hàn Lâm khoa học nông nghiệp (cả nông, lâm, thủy sản, thủy lợi…) mới xứng tầm, có cơ chế cởi trói cho nhà khoa học, họ không muốn bao cấp”, ông Long cho hay.

Sau khi nghe những ý kiến từ nhà khoa học lão thành, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu nông nghiệp cứ đi theo mô-típ cũ với 13,8 triệu hộ, 78 triệu mảnh ruộng thì không thể sản xuất lớn, thất bại là cái chắc.

Bộ trưởng cho biết, sẽ mở kênh tiếp nhận đóng góp của các nhà khoa học, đồng thời, sẽ tổ chức các chuyên sâu, từ cây ăn quả, chăn nuôi…để tiếp thu ý kiến, nhằm đổi mới KHCN của ngành.

 

Theo Trí Thức Trẻ



0.25478 sec| 1484.961 kb