Khi bà con phát hiện sâu hại trên cây bưởi nhà mình thì không cần phải lo lắng, dưới đây sẽ có rất nhiều cách để phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả:
● Kinh nghiệm phát hiện và diệt sâu hại:
Loại sâu non của sâu đục thân khi còn nhỏ thường đục những cành tăm trên tán làm cho ngọn cành bị héo. Sau đó, những con sâu này sẽ đục dần xuống cành to, phân thải của chúng qua các lỗ đục thoát ra ngoài. Có một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng mà sâu non đục nó bám vòng quanh gốc cây, chỉ cần lấy tay gạt lớp mùn cưa này là thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây.
Sâu còn nhỏ thường ở tuổi 1-3, có màu trắng sữa đến đỏ nâu, có kích thước (dài 3-10 mm) bằng chiếc kim đến cái tăm. Khi nông dân thấy cành to của cây hay toàn cây bưởi bị cằn cỗi, lá chuyển sang màu vàng, đó là lúc sâu lớn 4-5 tuổi đã đục sâu vào cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, quanh vết sâu đục có rất nhiều phân sâu; khi sâu dài tầm 50-100 mm (gần bằng chiếc đũa ăn cơm), có màu vàng ngà, đây là lúc chúng chuẩn bị hóa thành nhộng trong lỗ đục ở thân hoặc gốc cây.
Cách trị sâu: Khi bà con phát hiện thấy sâu hại nên bẻ cành tăm héo, để tiêu diệt những con sâu non, hãy dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chúng ở thân cành hay gốc cây. Hoặc cũng có thể hòa thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10%, độ độc với người thấp như: Sokupi 0,36AS; Sherpa 25EC; Abamectin 36EC… cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.
● Bệnh Loét:
Những đốm nhỏ sần sùi, màu nâu nhạt xuất hiện trên lá, mọc nhô cao lên khỏi bề mặt của lá, xung quanh những đốm này có quầng màu vàng, nếu lá bị khô, rụng sớm là khi đã bị nặng. Chủ yếu trên các cành bánh tẻ cũng bị các vết đốm làm cho cành sần sùi, nếu cành bi chết khô tức đã bị nặng.
Chúng không chỉ trên cây bưởi mà những cây thuộc nhóm cây có múi như cam, chanh, quýt, nhất là trên cây chanh cũng bị gây bệnh hại. Bệnh trên các giống cây này thường phát triển và gây hại nhiều hơn vào các tháng mùa mưa, vì thời tiết có ẩm độ cao rất phù hợp với bệnh phát triển.
Trên các bộ phận non của cây như lá non, cành non và cả trên vỏ của trái dễ tạo điều kiện để bệnh thường xuyên tấn công gây hại. Qua các khí khổng, những vết thương cơ giới do cắt tỉa hoặc do côn trùng chích hút (nhất là những đường gặm do sâu vẽ bùa trên lá gây ra) thì vi khuẩn lợi dụng để xâm nhập vào trong cây. Chúng sinh sản rất nhanh trong các tổ chức mô cây sau khi xâm nhập. Ban đầu chỉ là những chấm nhỏ sũng nước, màu xanh tối, dần chuyển sang màu vàng nâu, tế bào của cây bưởi do chịu sự tác động sinh hóa, từ đó phân chia rối lọan tạo thành các vết loét sần sùi mầu nâu nhạt, mọc nhô lên khỏi mặt lá, cành non… xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Khi bị nặng lá bị vàng, rụng sớm khiến cho cây còi cọc, suy yếu. Cành có thể bị khô và chết (từ chỗ bị bệnh trở lên). Đối với những cây có múi thì đây được coi là loại bệnh nguy hiểm nhất. Vì thế nhiều nước đã coi đây là một đối tượng thuộc diện kiểm dịch thực vật trong việc nhập giống và trái thương phẩm.
Sẽ rất khó chữa trị khi cây bị nhiễm bệnh, bà con cần phải chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây để có thể hạn chế kịp thời tác hại của bệnh:
- Đầu tiên là những cây con đã bị nhiễm bệnh thì không nên trồng. Không nên trồng bưởi quá dầy, để vườn luôn được thông thoáng.
- Để hạn chế ẩm độ trong vườn cần thiết kế liếp trồng hình mai rùa, cao ráo thoát nước tốt trong mùa mưa.
- Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, ngoài ra muốn tăng cường sức chống đỡ bệnh cho cây cũng nên bón thêm phân hữu cơ đã hoai mục. Bón thêm phân kali khi cây đã bị bệnh.
- Cắt bỏ và thu gom những cành lá trái đã bị bệnh còn ở trên cây (hoặc đã rụng xuống đất) đem tiêu hủy, thường xuyên vệ sinh vườn bưởi. Nếu làm tốt biện pháp này sẽ có hiệu qủa phòng ngừa rất cao. Cắt và tiêu hủy những cành, lá, trái bị bệnh, vệ sinh nghiêm nhặt kể cả quần áo nông dân làm vườn. Tránh làm sây sát lá và trái, đặc biệt là phòng trị sâu vẽ bùa.
- Phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá của lọai sâu này (chú ý các đợt cây ra đọt, lá non) bằng những biện pháp thích hợp.
- Tránh tưới nước theo kiểu phun mưa khi cây đã bị bệnh, như thế bệnh sẽ ít lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây.
- Phun các loại thuốc để phun trị bệnh cho cây.
● Bệnh thối gốc, chảy mủ:
– Trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, độ pH đất thấp thích hợp cho nấm phát triển và gây hại. Xảy ra hiện tượng có những vết nhũn nước, nhựa chảy ra ở phần gốc, lúc đầu có màu vàng, và khô cứng lại có màu nâu sau đó. Vết bệnh sau cùng khô và nứt, ngay vết bệnh vỏ trong bong ra. Vòng quanh thân hoặc rễ chính bệnh phát triển rất nhanh, làm lá bị vàng, nhất là gân lá, kế đó lá rụng, còn khi lá trên cành đã rụng gần hết, cành khô chết là lúc cây đã bị bệnh nặng.
– Phòng trị: Vào mùa mưa, không nên ủ cỏ sát gốc mà phải cách gốc chừng 20-30cm. Phải cào hết đất xung quanh gốc cho thông thoáng… đừng để úng nước. Dùng các loại thuốc trên pha đặc rồi quét lên chỗ vừa cạo, hoặc dùng quét lên cũng được.
● Bệnh Vàng lá thối rễ:
– Trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa (khi trái đã lớn), bệnh thường gây hại nặng nhất. Cây bị bệnh, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh và rụng đi. Chỉ có một vài nhánh biểu hiện vàng, rụng lá ban đầu, nhưng sau đó toàn cây sẽ bị rụng lá. Lúc nay chỉ thấy ra nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa, trái chua và cuối cùng cây chết hẳn. Đào rễ lên thấy phía cành rụng lá rễ bị thối, phần gỗ vỏ rễ bị tuột, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Tất cả rễ bị thối và cây chết khi bệnh nặng.
– Phòng trị: Trồng nơi đất cao, thoát nước tốt, phải làm bờ bao nếu vườn thấp. Nếu phát hiện sớm, cắt bỏ rễ bị thối, bôi thuốc vào vết cắt. Bón thêm phân lân, kali hoặc tưới MKP để cây phục hồi nhanh hơn. Tưới thuốc nhóm Benomyl, nhóm Metalaxyl (Ridomil 72 WP) nhóm Carbendazim (Carbenzim 500FL, Derosal 50 SC) cho cây mới chớm bệnh. Dùng phân chuồng hoai mục + tưới Tricô – ĐHCT liều lượng 7-10g/gốc.
● Bệnh vàng lá Greening: (bệnh vàng lá gân xanh)
Lá bị vàng lốm đốm nhưng gân vẫn còn xanh, gân bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài, lá phía trên ngọn nhỏ và có triệu chứng thiếu kẽm, cây thường cho bông và trái nghịch mùa nhưng dễ rụng, trái nhỏ, méo mó và có nhiều hạt lép đen. Thường cây bị bệnh thì trên các lá non có triệu chứng thiếu kẽm, thiếu Mangan và thiếu Magesium, hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Do vi khuẩn Liberobacter asiaticus, rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm môi giới truyền bệnh, mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy và hạt giống.
– Phòng trị: Trồng cây không bị nhiễm bệnh. Để tiêu hủy mầm bệnh, tránh chiết, tháp và lấy mắt trên các cây nghi ngờ có mầm bệnh. Khi cắt tỉa cành nên khử trùng dao kéo. Để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới, nên cách ly với vùng nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió.
+ Cắt tỉa và tiêu hủy các cành, cây bị bệnh để tránh lây lan, nếu cây bị nhiễm nặng cần loại bỏ toàn bộ cây ra khỏi vườn.
+ Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non như: Applaud- Bas, Butyl, Bascide, fenbis, Secsaigon…
● Sâu đục trái Bưởi
Bướm có màu từ nâu đậm đến xám nâu, trên cánh trước có những vệt màu đậm dọc theo gân cánh. Bướm nhỏ, có dạng hẹp và dài do cánh xếp dọc thân mình, dài khoảng 10 – 12 mm, khi đậu đầu hơi nhô cao và có 2 râu hơi cong từ trước đầu kéo dài hơn nửa thân mình. Bướm bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hoá 2 ngày, đẻ trứng trên mặt vỏ trái vào ban đêm. Bướm sống khoảng 1 tuần lễ.
+ Bướm đẻ trứng rời rạc từng trứng hoặc từng ổ (4 – 8 trứng) trên vỏ trái, trứng mới đẻ có màu trắng đục, lúc sắp nở có màu cam đỏ. Trứng có hình như vảy cá nhưng hơi phồng lên như bánh tiêu. Trứng thường được đẻ trên trái non, nhưng cũng đẻ trên trái già khi mật số bướm cao.
+ Sâu mới nở có màu vàng cam, sâu càng lớn thì màu càng đậm hơn, sâu đẫy sức dài khoảng 19 – 22 mm, có màu đỏ nâu và chuyển sang màu nâu xanh trước khi hóa nhộng. Sâu mới nở đục ngay vào vỏ trái (ở bên trong vỏ trái, sâu khoảng 3 – 5 mm), ăn vỏ trái sau đó sâu lớn dần, đục sâu vào bên trong để ăn thịt trái. Đường đục của sâu vừa mở đường cho nấm bệnh vừa hấp dẫn ruồi đục trái đến gây hại khiến trái bị thối và rụng sớm. Giai đoạn sâu non kéo dài khoảng 2 tuần. Sâu đẫy sức chui ra khỏi trái và rơi xuống đất để làm nhộng, chúng nhả tơ kết dính các hạt đất tơi mịn và các mảnh vụn hữu cơ lại thành kén để bảo vệ chúng. Nhộng màu nâu đậm, dài khoảng 12 – 14 mm. Thời gian làm nhộng khoảng 10 – 12 ngày.
– Một số biện pháp phòng trừ tạm thời như sau:
+ Trong vườn cây có múi, nuôi kiến vàng và tạo điều kiện cho kiến phát triển.
+ Thu gom tất cả các trái bị sâu đục đem tiêu huỷ bằng cách đào hố chôn hoặc cho vào bao nylon cột kín lại để diệt sâu còn ở bên trong trái.
+ Để vườn thông thoáng nên cắt tỉa nhánh sau thu hoạch kết hợp với việc bón phân bồi sình để vừa diệt nhộng.
+ Nên tiến hành bao trái bằng loại bao thích hợp (1 tháng sau khi đậu trái). Nên phun thuốc bảo vệ thực vật để “vệ sinh” trái trước khi bao trái.
● Bệnh ghẻ:
– Triệu chứng: Vết bệnh có màu nâu nhạt nổi lên mặt dưới lá, trên cành non và trái, bệnh ghẻ không có quầng vàng xung quanh như bệnh loét.
– Gây hại: Nấm thường tấn công trên đọt non, cành non và trái, trên lá nấm tấn công mặt dưới lá làm cho lá bị sần sùi, biến dạng, giảm khả năng quang hợp, giảm đi giá trị thương phẩm của trái. Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong mùa mưa và qua nước tưới.
– Biện pháp phòng trị: Vệ sinh vườn, cắt tỉa và tiêu hủy ngay các cành, lá, trái bị bệnh và phun thuốc: Zin, Dipomat, COC, Oxyclorua đồng...
● Bệnh Đốm rong:
Do một loài rong có tên là Cephaleuros viresens gây ra. Bệnh còn xuất hiện rất phổ biến trên bưởi, cam, quýt…hoặc ổi, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, măng cụt, vú sữa...
Bệnh thường gây hại trên thân, ít thấy trên trái và lá. Trong thời kỳ mưa dầm, bệnh phát triển mạnh, vườn trồng dày, thiếu chăm sóc, vườn cây già. Lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, trên vết bệnh có lớp tơ mịn như nhung màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch. Bệnh nặng lan dần lên các nhánh trên, đôi khi lan lên trái nếu vườn phun nhiều phân bón lá cho cây.
Trên lá, vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi tròn, hơi nổi lên cao hơn bề mặt của phiến lá một chút. Do có lớp rong phát triển nên nhìn giống như một lớp nhung mịn, màu nâu đỏ gạch cua. Vết bệnh chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá, còn mặt dưới, nơi có vết bệnh ban đầu vẫn bình thường, về sau chuyển dần sang màu nâu đen do rong tấn công vào tế bào biểu bì làm hủy hoại mô lá. Nếu bị hại nặng, lá trở nên thô cứng và rụng sớm, cây còi cọc, phát triển kém. Bệnh thường xuất hiện và gây hại cây bưởi vào mùa mưa.
– Phòng trị: Không trồng dày, nên tỉa cành tạo tán, tạo thông thoáng cho vườn. Không nên phun phân bón lá định kỳ. Phun thuốc khi cây bị bệnh nặng, có thể sử dụng thuốc quét lên thân, cành già vào đầu và cuối mùa mưa.
● Nhện:
– Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, không cánh, có 8 chân giống như nhện. Cả ấu trùng và thành trùng thường chích hút lá non và bên ngoài vỏ trái non làm vỏ trái bị sần sùi như da cám.
– Phòng trị: Trong tự nhiên cũng có nhiều loài thiên địch có thể làm giảm mật số của nhện. Có thể áp dụng biện pháp canh tác để hạn chế nhện chích hút trái bằng cách bao trái lùc còn nhỏ. Phun các loại thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết như: Comite, sulox, Ortus, dầu D- C Tronplus…
● Rầy chổng cánh:
– Cách gây hại: Khi mật số cao, sự chích hút của rầy làm cho chồi bị khô, rụng lá, gây hiện tượng khô cành. Rầy còn truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh Vàng lá greening cho cây.
– Phòng trị: Loại bỏ nguồn bệnh ra khỏi vườn. Trồng giống cây sạch bệnh. Điều khiển đọt non ra tập trung, trồng cây chắn gió chung quanh vườn. Không trồng cây kiểng như Cần thăng, Nguyệt quới, Kim quýt trong vườn. Nuôi kiến vàng Oecopphylla smaragdina. Sử dụng bẫy màu vàng vào các đợt ra lộc non, cứ 5 cây/hàng đặt 1 bẫy. Khi phát hiện thành trùng, dùng thuốc hóa học để trị bệnh.
● Sâu đục vỏ trái:
– Cách gây hại: Sâu chủ yếu gây hại phần vỏ trái, không ăn phần múi của trái. Sâu tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên trái, nếu bị nặng trái sẽ rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trễ hơn, trái vẫn phát triển nhưng sẽ bị biến dạng, vỏ u sần, trái bị giảm giá trị thương phẩm.
– Phòng trị: Theo dõi, thu gom những trái bị nhiễm (trên cây hoặc trái rụng xuống đất), đem chôn sâu để diệt sâu còn ở vỏ trái. Có thể sử dụng thuốc chọn lọc để phòng trị khi vừa tượng trái non, phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Sử dụng chất dẫn dụ phái tính (sex pheromone). Dùng dầu khoáng cũng có tác dụng phòng ngừa tốt.
● Bù lạch: Bù lạch tấn công trên lá non, hoa và cả trên trái.
– Phòng trị: Dùng bẫy màu vàng đặt khi cây ra hoa để phát hiện. Khi thấy có triệu chứng đầu tiên trên trái, tiến hành phun các loại thuốc nhóm Artemisinin (Visit 5 EC), Malathion (Malate 73 EC), nhóm Dimethoate (Fenbis 25 EC).
● Sâu vẽ bùa: Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên, ảnh hưởng đến sự phát triển của đọt non.
– Phòng trị: Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng. Phòng trị sâu vẽ bùa ngay trong giai đoạn ra lá non như vào đầu mùa mưa, tỉa cành cho ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế sự phá hại của sâu. Phun thuốc ngay khi lá non vừa có triệu chứng đầu tiên (25% đọt hoặc lá non) bằng các loại thuốc nhóm Abamectin (Tập kỳ, Vibamec) hoặc Imidacloprid (như Confidor). Sử dụng các loại thuốc hóa học như : fenbis, Lancer, Diaphos, vibasu, Supracide…
Ngoài ra, còn một vài loại bệnh mà cây ăn quả cũng gặp phải đó là: Sâu đục thân cành, Bọ xít xanh hại quả, .8px;"> Bệnh Tristeza, Rầy mềm
Nhất Thủy Sưu tầm & Tổng hợp