Search
Thứ 5, 08/09/2016, 14:40 PM

Xôi ngũ sắc Tây Bắc làm ‘đắm lòng’ du khách

Xôi ngũ sắc Tây Bắc làm ‘đắm lòng’ du khách

Mỗi dịp đến thăm quan Mường Lò (Yên Bái), bên cạnh vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình của núi rừng Tây Bắc, du khách sẽ được thưởng thức hương vị ngọt ngào không thể quên của món xôi ngũ sắc.

Từ bao đời nay, Mường Lò – Yên Bái được mệnh danh là “lòng chảo” của các tỉnh Tây Bắc. Mỗi dịp du khách về đây thăm quan, du lịch họ không chỉ được ngắm c hoang sơ, trữ tình của núi rừng mà còn là dịp để du khách có cơ hội được thưởng thức các  ngon dân dã nổi tiếng như: Cơm lam, thắng cố, lạp sườn… Đặc biệt, một món ăn với hương vị ngọt ngào, có hình thức lạ mắt khiến du khách không thể nào bỏ qua đó là xôi ngũ sắc. Xôi ngũ sắc Yên Bái được làm từ các nguyên liệu khá đặc biệt. Ngay từ cách lựa chọn nguyên liệu, người ta cũng phải chú ý thật kỹ càng, phải lựa chọn được loại gạo ngon thì xôi mới dẻo, thơm (gạo Tú Lệ; hạt to). Ngoài ra, để tạo màu cho xôi người ta dùng các loại lá rừng (lá cẩm…) hoặc củ nghệ, quả gấc (cơm tím; cơm đỏ; cơm đen; cơm cam; cơm vàng; cơm trắng)… 

Xôi ngũ sắc Tây Bắc làm ‘đắm lòng’ du khách

Nguyên liệu để làm xôi ngũ sắc: các loại lá cơm, nghệ, lá chuối, giềng. Tùy vào các màu xôi màu mà người ta muốn làm mà lựa chọn được màu lá, củ nghệ, quả gấc… dã ra lấy nước, ngâm vào với gạo cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu muốn xôi có màu tím người dân lấy lá cơm (gọi theo tiếng địa phương) đun sôi cùng lá chuối tươi, sau đó bỏ lá chỉ lấy nước đem ngâm với gạo; Muốn xôi màu đen, sẽ phải đốt lá chuối khô đem giã cùng lá cơm (tiếng địa phương) màu tím, sau đó chắt lấy nước ngâm với gạo (giã càng mịn, càng nhiều thì sẽ càng ra màu đen)…Quá trình ngâm gạo với nước màu sẽ mất khoảng 10 tiếng.

 Xôi ngũ sắc Tây Bắc làm ‘đắm lòng’ du khách

Màu của gạo khi đã được ngâm với nguyên liệu tạo màu. Theo những người lớn tuổi ở Mường Lò kể lại, muốn xôi ngũ sắc thật thơm, ngon và có hương vị ngọt ngào thì phải lấy được nước suối nguồn để đồ xôi. Để màu xôi không lẫn vào nhau, khi đồ xôi người ta để lần lượt từng màu gạo lên nhau. Khi đồ xôi phải trông liên tục để giữ cho lửa cháy đều và nếu không muốn xôi ngậy có thể cho một lớp mỡ gà mỏng lên xôi. Đối với người dân Mường Lò – Yên Bái, xôi ngũ sắc mang ý nghĩa rất đặc biệt, xôi ngũ sắc tượng trưng cho thuyết âm dương ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Nếu xôi màu đỏ, mang ý nghĩa tượng trưng cho khát vọng cuộc sống; xôi màu tím, tượng trưng cho đất đai trù phú, quý giá; xôi màu vàng tượng trưng cho sự ấm no, phồn thịnh; Còn xôi màu xanh, tượng trưng cho cảnh sắc tuyệt đẹp của núi rừng đại ngàn Tây Bắc, của bầu trời xanh bao la; xôi trắng, tượng trưng cho  trong trắng, thủy chung… Xôi ngũ sắc Tây Bắc làm ‘đắm lòng’ du khách

Sản phẩm khi được bài ra mâm. Năm 2008, xôi ngũ sắc đã được đưa vào kỷ lục Guinness Việt Nam với mâm xôi lớn nhất Việt Nam có trọng lượng 1,3 tấn, đường kính 2,8m, dày 30cm. Ngày nay, xôi ngũ sắc Yên Bái thường được làm vào các dịp lễ hội lớn như: Lễ hội Lồng Tồng (cầu mùa), Tết Nguyên Đán, TếtXíp Xí (14/7) ...

 

Theo Ngày Nay



0.27680 sec| 1506.492 kb