Tại sao lại được coi là giống gà quý hiếm như vậy? Bởi Gà đông tảo - ga dong tao quý phần nhiều là bởi cặp chân vảy thịt và to của chúng, và thường những con gà có cặp chân to và tròn có sùi vảy thịt ra nhiều thường với giá rất cao và được bán theo con chứ không bán theo kg như bình thường nữa.
Vậy cách nuôi loại gà quý này có gì khác biệt so với gà thường?
Kĩ thuật nuôi gà đông tảo chân to:
Một trong những khâu quan trọng nhất là phải biết cách chọn gà con. Gà con phải được mua ở những nơi cung cấp giống đáng tin cậy. Chọn gà càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
Tránh những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn. Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6 – 1,7 kg thì rất tốt. Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại, chân tốt. Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.
Việc nuôi gà Đông Tảo không khó nhưng để phòng những bệnh về đường hô hấp cho chúng thì quy trình làm chuồng trại cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tốt nhất nên nuôi thả vườn vì gà Đông Tảo là loại gà rất hoạt bát, quên chạy nhảy, chúng sẽ lớn nhất hơn khi thả vườn, hơn nữa nuôi thả vườn sẽ cho chất lượng thịt ngon hơn trọng lượng lớn hơn.
"Gà được thả ra tự nhiên nuôi trong một khoảng thời gian nhất định để gà có thể vận động tốt nhất, thả ra cũng là một cách giúp gà chạy nhảy khỏe mạnh tăng đề kháng phòng bệnh tốt hơn".
Bà con cần ghi nhớ, làm chuồng trại cho giống gà thuần chủng chân to này cần“đông ấm, hè mát”.
+ Chuồng trại cho giống gà “chân to” này cần phải đảm bảo thoáng mát, cao ráo, để không bị ngập nước khi vào mùa mưa và tránh bị gió hoặc mưa tạt vào, không để cho chim chuột chui.
+ Trước khi cho gà vào ở cần trải một lớp dày vỏ trấu hoắc rơm rạ để giữ ấm cho gà.
+ Với vách chuồng trại nên xây cao tối thiểu là 500cm để gà có không gian. Nếu bạn xây chuồng theo kiểu chia khung thì nên có một lớp nilong hoặc khung trên trần chuồng. Nó tránh cho bà con việc gà nhảy từ chuồng này sang chuồng khác (lớp lưới nilong nên đặt cao khoảng 3m để gà có không gian bay nhảy).
+ Mỗi một chuồng có thể đặt một sào từ gỗ tre hoặc nứa là tốt nhất. đậu dài cao cách nền chuồng khoảng 40cm – 50 cm, vì đó là tập tính của loại gà chân to này.
+ Vì gà trưởng thành rất hoạt bát, nên bà con cần tối thiểu khoảng 1m2 không gian cho một con gà hoạt động (tuy theo độ tuổi mà phân chia mật độ gà sống cùng nhau), với gà trưởng thành nhốt chuồng thì khoảng 2 – 3 con với chuồng nhỏ. Nếu để quá nhiều con vào cùng một chuồng sẽ khiến chúng tranh giành không gian, bị thương và chất lượng giảm sút rất cao.
+ Chuồng ở cho gà con phải có nhiệt kế đo ẩm độ và nhiệt độ trong và ngoài chuồng. Chuồng nuôi gà con phải kín, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mưa tạt vào chuồng gà (vì gà con rất dễ nhiễm bệnh khi lạnh do đề kháng rất yếu).
3. Phương pháp chăm sóc gà Đông Tảo
Lúc này lông gà vẫn ít nên chịu lạnh rất kém, do đó cần nuôi nhốt. Tùy theo độ tuổi của gà sẽ có kỹ thuật nuôi hợp lý. Gà ở tuổi này nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng.
Đối với việc nuôi gà theo hình thức công nghiệp thì nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bệnh dịch. Gà ở tuổi này lông tơ vẫn đang phát triển nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau.
Khi gà đạt trọng lượng khoảng 300-350gram, chúng ăn rất khỏe, hoạt bát. Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, trừ ban ngày. Nhưng vào mùa mưa và mùa đông, nên ủ điện cả vào ban ngày để giữ ấm cho gà.
Gà con 2 tháng tuổi:
Khi lông tơ đã rụng hoàn toàn, trọng lượng gà lúc này khoảng 500-600gram. Ở tuổi này, gà nên được nuôi thả vườn hoặc nuôi ở diện tích rộng, vì loại gà này rất khó tính, nuôi ở diện tích nhỏ, chúng thường cắn đá nhau, gây thương tích hoặc chảy máu nhiều. Gà ở tuổi này không cần phải ủ điện nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc trời lạnh để giữ ấm cho gà.
Gà con 3 tháng tuổi:
Giai đoạn này gà phát triển rất nhanh, ăn rất khỏe, thịt và các cơ bắp đỏ. Bắt đầu trổ lông mã và tập gáy. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt.
Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3–6 kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48 - 55 gam/quả.
Để tăng cướng sức khoẻ con giống cần pha Glucose và vitamin C vào nước uống hàng ngày. Gà con mới nở 1 -2 ngày tuổi nên làm sạch ruột bằng cách cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn trong 1 - 2 ngày khi đem về. Sau đó ăn theo đúng tiêu chuẩn.
Gà Đông Tảo ăn lúa, bắp tẻ nguyên hạt, rau lang xắt nhỏ, hoặc thức ăn gà trộn rau muống,…(thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn).
Khi gà từ 1 - 4 tháng tuổi nên cho gà ăn một chế độ dinh dưỡng tốt, có đủ các chất canxi, tinh bột và đặc biệt là rau mầm, chất xơ.
Hiệu quả kinh tế cao
Gà con vừa nở 100.000 đồng/con, đắt gấp 3-4 lần so với gà thông thường. Ảnh: Ngọc Lan.
Thuy To (tổng hợp)