Nhiều năm trở lại đây, người dân ở xã Giai Xuân đã và đang dần xóa bỏ đi những thói quen lạc hậu trong viêc làm ăn kinh tế để mạnh dạn phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng quy hoạch tập trung hàng hóa hiện đại hơn. Cho đến hiện tại, toàn xã đã có 10 trang trại và hơn 40 gia trại chăn nuôi trồng trọt với nhiều loại mô hình khác nhau nhưng đều mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Những trang trại này đem lại thu nhập mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng đã giúp cho người dân vùng đất "khó" vươn lên làm giàu.
Ông Nguyễn Văn Hữu (sinh năm 1961) với kinh nghiệm gần 10 năm khai hoang phục hóa tại vùng đồi Vạn Xuân, ông đã biến vùng đất cằn cỗi này thành mô hình trang trại rộng lớn với đa dạng các loại cây trồng. Hiện tại ông sở hữu hơn 600 gốc diện tích trồng thanh long ruột đỏ. Sau hơn 1 năm chăm sóc, mùa này thanh long đã có hơn 4 tạ quả ra lứa đầu.
Bên cạnh đó, ngoài trồng cây thanh long, trang trại của ông Hữu còn có hơn 500 gốc quýt PQ và quýt đường. Đây là một trong những loại quả hiện đang được thị trường hết sức ưa chuộng. Hiện tại đã có hơn 200 cây cho thu hoạch hàng năm.
Những loại cây này đã bước sang mùa thứ 2 cây cho quả, dự tính năm nay số lượng quả thu hoạch được sẽ đạt từ 5 - 6 tấn. Với mức giá khoảng 40 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, bình quân lợi nhuận mang lại gần 100 triệu đồng. Đây là một trong số những loại cây trong trang trại ông cho hiệu quả kinh tế cao.
Không những thế, nhờ tận dụng lợi thế địa hình nơi đây, ông Hữu còn canh tác hơn 7.000 m2 sắn dây. Ông chính là người tiên phong trồng loại cây này. Thu nhập mang lại từ mô hình trồng sắn dây không hề nhỏ với mức giá khoảng 90 nghìn đồng/yến sắn dây tươi. Theo dự tính của ông Hữu, năm nay trên diện tích đất trồng sắn dây sẽ thu hoạch được khoảng 13 tấn.
Khoảng thời gian 2 năm trở lại đây, ông còn mạnh dạn đầu tư khu chế biến bột khô để bán với mức giá 120 nghìn đồng/kg. Hiện nay, mặt hàng sắn dây của gia đình ông Hữu đã được các thương lái, đơn vị đến thu mua và mang đi tiêu thụ rộng rãi tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Nam Đàn và Tân Kỳ.
Ngoài những trang trại trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở Giai Xuân, thì nơi đây còn có thêm rất nhiều những trang trại chăn nuôi theo mô hình vườn nhà cũng mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội trên mảnh đất "khó". Một trong những mô hình chăn nuôi thành công là trang trại chăn nuôi tổng hợp của chị Phạm Thị Huê ở xóm Vạn Long xã Giai Xuân.
Hiện tại, trang trại nuôi gà của chị có hơn 2.000 con giống gà Phùng có nguồn gốc từ Nha Trang. Đây là một trong những giống gà có chất lượng thịt ngon và được nhiều khách hàng ưa chuộng . Giống gà Phùng phát triển nhanh chỉ sau 4 tháng nuôi và chăm sóc là có thể cho xuất chuồng với mức giá bán dao động khoảng 75.000 đồng/kg. Trong năm 2015 gia đình chị đã xuất được hơn 4,5 tấn thịt gà Phùng ra ngoài thị trường tiêu thụ
Cùng với việc phát triển chăn nuôi gà Phùng, mô hình trang trại chăn nuôi của chị Phạm Thị Huê còn mở rộng thêm khi CHỊ mạnh dan nuôi thêm trâu bò và dê, hiện tại gia đình chị thêm 15 con trâu bò và 35 con dê. Ước tính mỗi năm đàn gia súc cho thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng. Nhờ vậy kinh tế gia đình chị ngày càng ổn định và tăng trưởng với mức thu nhập ổn định.
Cũng theo số liệu tổng hợp, trong 6 tháng đầu năm xã Giai Xuân đã đạt giá trị sản xuất trồng trọt kết hợp chăn nuôi lên đến hơn 104 tỷ đồng, tăng được thêm 15,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (tính theo mức giá 2010). Để có được thành quả như hiện tại là nhờ phần rất lớn vào những mô hình trang trại và gia trại trên địa bàn toàn xã. Những năm giần đây người dân nơi đây đã cải thiện rõ rệt được mức thu nhập cao để nuôi ước mơ làm giàu từ hiệu quả kinh tế mô hình trang trại trồng trọt cũng như chăn nuôi mang lại.
Tổng hợp: Duyên Hoàng/ Theo baonghean