Search
Chủ nhật , 26/06/2016, 22:02 PM

Gia đình trồng mồng tơi chỉ 3 lá đủ một bữa ăn

Gia đình trồng mồng tơi chỉ 3 lá đủ một bữa ăn

(Congtin.net) - Nhà anh Phương ở Tiền Giang dựng chòi cho hàng nghìn con dơi đến ở nên có nguồn phân bón nhiều dinh dưỡng cho cây trong vườn.

Gia đình trồng mồng tơi chỉ 3 lá đủ một bữa ăn

Cây mồng tơi lá to, nấu canh rất thơm ngon.

Bố mẹ anh Phạm Tấn Phương ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) trồng nhiều rau, hoa. Cây nào cũng xanh tốt, ra hoa nhiều. Đặc biệt là giàn mồng tơi có lá to như cái quạt, chỉ cần 3 chiếc lá đủ để nấu một nồi canh.

Gia đình chỉ chọn giống mồng tơi bình thường nhưng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nên cây tốt hơn hẳn. Chị Hà cho biết, bí quyết đơn giản nằm trong câu "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".

Đặc biệt, gia đình sử dụng nguồn phân dơi có sẵn để bón cho cây. Đất trồng là tro, mụn dừa, trấu mục, đất thịt, phân dơi phơi khô trộn với nhau theo tỷ lệ thích hợp. Phân được bón bổ sung theo định kỳ tùy thuộc loại cây. Với rau, phân được rải thưa, tưới nước cho ngấm vào đất, hai tuần bón lại một lần; với cà chua, ớt, dây leo, mỗi lần bón 3-4 nắm. Ngoài ra, phân dơi còn rất phù hợp với các loại hoa cảnh, cây ăn quả.

Gia đình trồng mồng tơi chỉ 3 lá đủ một bữa ăn

Chòi nuôi dơi cung cấp lượng chất dinh dưỡng lớn cho cây trồng.

Phân dơi là phân hữu cơ có hàm lượng phốt pho cao dùng để bón cây hiệu quả, không làm hại đất. Giá thành một kg khoảng từ 80.000 tới 90.000 đồng.

Nhà chị Hà tự làm hai chòi nuôi dơi để lấy phân hữu cơ bón cho vườn. Chòi cao khoảng 6m được dựng ở nơi trống trải. Chòi nằm trên cọc cao, lợp lá dừa. Phía dưới chòi trải lưới để thu phân.

Để thu hút đàn dơi về chòi, người nông dân dùng lá thốt nốt phơi khô treo lên. Loại lá có mùi đặc biệt thu hút dơi, lá cần sạch sẽ, một năm, bạn cần thay lá 3 lần. Mỗi chòi thu hút tới hàng nghìn con dơi.


Vườn nhà anh Phương có rất nhiều hoa lan.

Vườn nhà anh Phương có rất nhiều hoa lan.

Dơi ăn muỗi, côn trùng phá hoại cây cối, cung cấp nguồn phân bón cho cây, mang lại hiệu quả nông nghiệp. Tuy nhiên, "do chi phí đầu tư ban đầu khá cao, không phải nơi nào cũng thu hút được nhiều dơi nên người dân còn rất ngại áp dụng mô hình này", anh Phương cho biết.



0.31757 sec| 1436.938 kb