Công ty tôi trả lương qua tài khoản ngân hàng thì nên cô ấy yêu cầu đưa luôn cả thẻ ATM để cho "tiện. Rồi mỗi ngày "người thủ quỹ cao cấp" xuất cho 50-100.000 đồng, hôm nào có báo cáo thì thêm 50.000 nữa để đổ xăng.
Lắm hôm, chúng bạn nhất là bọn em rủ đi uống cốc cafe cũng chẳng dám nhận lời, bởi trong người có đúng 50.000 đồng. Nhỡ chẳng may có phát sinh một cái là thôi, tắc tịt, vậy là đành từ chối còn hơn là bẽ mặt.
Có khi nghĩ uất, vợ gì mà như quân trấn lột vậy, trấn lột công khai, trấn lột một cách vui sướng hả hê nữa chứ, chẳng nhẽ lại đi kiện. Mà có đi kiện thì luật nào thương mình?
Thôi đành, cứ chấp nhận sống qua ngày. Viết ra đây mấy chữ để giải toả bức xúc, lấy thêm nghị lực sống tiếp…
Chồng đưa hết lương cho vợ không còn là điều lạ ở Việt Nam. Ảnh minh hoạ
Trên đây là dòng tâm sự của một anh chồng đã sống nhiều năm trong cảnh cuối tháng nộp hết lương cho vợ. Đó cũng là câu chuyện khá phổ biến ở Việt Nam khi người vợ luôn giữ vai trò "tay hòm chìa khoá" trong nhà.
Trong tình huống như vậy, nếu muốn đòi lại quyền lợi của một người chủ kinh tế trong gia đình, các ông chồng hoàn toàn có thể "nắn gân" vợ bằng luật pháp.
Theo Khoản 1 Điều 56 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, việc kiểm soát tiền của chồng, khiến chồng không có đủ tiền để trang trải những nhu cầu thiết yếu sẽ phạm vào "không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng".
Theo quy định, mức phạt hành chính dành cho những trường hợp này từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Như vậy, các ông chồng hoàn toàn có thể "kiện" nếu mấy bà vợ vẫn cứ "lột" sạch.
Nếu vợ bạn chưa biết, hãy nói cho cô ấy biết ngay để là "cư xử" cho phải phép nhé!
Theo Thế giới trẻ