Search
Thứ 6, 21/10/2016, 10:38 AM

CẢNH BÁO: Hãy dọn nhà ngay lập tức nếu nhìn thấy những ổ trứng này

CẢNH BÁO: Hãy dọn nhà ngay lập tức nếu nhìn thấy những ổ trứng này

Gần đây, có một loài côn trùng mới xuất hiện nguy hiểm gấp bội lần những con vật vốn dĩ quen thuộc như: Chuột, gián, kiến ba khoang… đó là bọ xít hút máu người.

Loài bọ xít này có tên khoa học là triatominae. Các nhà sinh học phân chúng ra thành 142 loài, gồm 14 loài phân bố tại khu vực châu Á, còn lại hiện diện tại miền trung và nam châu Mỹ. Vì có xu hướng đốt trên mặt người, nên người Mỹ gọi loài bọ này là “kissing bug” (bọ hun).

Tại Việt Nam, nó còn được biết đến với những cái tên như bọ sát thủ hoặc bọ xít ma. Chúng có chiều dài từ khoảng 1 – 3,5cm, phần bụng rộng và dẹp, ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng.

o

Bọ xít hút máu phát triển mạnh mẽ tại những nơi ẩm thấp, tối tăm và bẩn thỉu. Chúng đẻ trứng trên thành giường, tủ, dưới các đống gỗ hay ở khu vực ẩm thấp, tối tăm. Trứng bọ xít hút máu nhỏ, màu trắng ngà hay hồng nhạt, kích thước khoảng 1 – 1,5mm.

Mỗi lứa, bọ xít cái đẻ 150 – 200 trứng. Sau khoảng 16 – 18 ngày, trứng sẽ nở ra bọ xít non. Nếu để một con bọ xít cái trong nhà khoảng 20 ngày, nơi đó sẽ trở thành ổ bọ xít với hàng trăm con.

o1

o2

Ban ngày, chúng thường ẩn nấp dưới giường, đệm, tủ hay các khe nứt, khu vực tối trong nhà. Đêm xuống là lúc chúng bắt đầu hoạt động, thời gian hoạt động mạnh nhất khoảng từ 1-3 giờ sáng, đây là thời điểm người và động vật đang ngủ sâu, khiến việc hút máu diễn ra dễ dàng. Chúng cũng bị thu hút đặc biệt bởi mùi amoniac, axit cacboxylic từ da, tóc hay mồ hôi động vật.

o3

Theo các chuyên gia, “các vết đốt thông thường của bọ xít hút máu không gây quá nhiều nguy hiểm cho người bị đốt, chủ yếu là nổi nốt ngứa và sẽ lặn sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nó là trung gian lây truyền loại ký sinh trùng đặc biệt nguy hiểm – Trypanosoma cruzi (T. cruzi) gây bệnh tim, ngủ Chagas (với biểu hiện phù nề, viêm, hạch)”.

Loại ký sinh trùng này tồn tại ở phân, nước tiểu của bọ xít thải ra và thường xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt hoặc vết trầy xước trên da do ngứa gãi. Chúng có thể ẩn náu ở tim trong thời gian rất dài và là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng từ 30.000 – 50.000 người mỗi năm.

Các triệu chứng biểu hiện là phát ban, đau mỏi, sốt cao, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng. Trầm trọng hơn, người bị đốt có biểu hiện đau bụng, táo bón, nhịp tim bất thường, và thậm chí ngừng tim đột ngột.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị những vết đốt của bọ xít hút máu. Cách tốt nhất khi bị đốt là nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng xà phòng nhằm trung hòa axit do bọ xít tiết ra rồi di chuyển nhanh tới trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

o4

Lưu ý:

Bạn cũng tuyệt đối không nên đánh hay giết chết loài này bằng tay không bởi việc này có thể khiến cơ thể bạn vô tình nhiễm ký sinh trùng trong phân bọ xít mà không hề hay biết.

Để phòng tránh sự tấn công của bọ xít hút máu, hãy thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa khô ráo, sạch sẽ. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng thuốc xịt bọ xít và ổ trứng của chúng. Đặc biệt, khi đi ngủ cần mắc màn cẩn thận để ngăn khả năng chúng tấn công vào ban đêm.

Trong nhiều trường hợp người bị cắn không hề biết là mình bị con vật này cắn vì không cảm thấy đau rát, và chỉ phát hiện ra sau khi vết cắn đã sưng to. Vì vậy, khi thấy chúng xuất hiện trong nhà, bạn nên cảnh giác, tìm cách diệt chúng đi và tốt nhất là hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thêm.

 

Theo thethaovanhoa.vn



0.29814 sec| 1523.219 kb