Mô hình ống thở qua đường bồn cầu (Ảnh: Apartment Therapy)
Không khí trong đường ống bồn cầu vô cùng khó chịu, đó là lý do tại sao mỗi chiếc bồn cầu đều được thiết kế đoạn ống cong cổ vịt để giữ một phần nước lại nhằm chặn mùi xú uế bốc lên. Đoạn ống cong giữ nước này cũng có nhiệm vụ ngăn chặn các loài côn trùng phá hoại bò lên theo đường ống cống.
Tuy nhiên trong những trường hợp khẩn cấp, chính đường ống hôi thối này có thể sẽ cứu mạng bạn.
Bằng một ống cao su dài khoảng 1 mét (đủ để chọc qua phần nước bồn cầu), những người kẹt trong đám cháy có thể có dưỡng khí trong khoảng vài phút giúp gia tăng cơ hội sống sót.
Bản cải tiến ống cao su này có một đầu trùm kín miệng tương tự ống thở thợ lặn để trong trường hợp hít không khí từ bồn cầu, người sử dụng sẽ lọc được khí độc ở ngoài và chỉ hít dưỡng khí vào cơ thể.
Mô hình thiết bị hỗ trợ thở qua bồn cầu (Ảnh: Apartment Therapy)
Thiết bị trên được phát triển vào năm 1981, sau một loạt các vụ cháy khách sạn diễn ra tại Mỹ, ông William O. Holmes đã được cấp bằng sáng chế cho thiết bị đính kèm bồn cầu nhà vệ sinh và cho phép những người sử dụng được hít thở không khí từ… bồn cầu.
Bằng việc đặt thêm lên bồn cầu một thiết bị giữ nước, người sử dụng có thể thở bằng không khí từ bồn cầu trong vòng vài giờ đồng hồ, giúp hạn chế nguy cơ tử vong do ngạt khói. Đính kèm vào thiết bị ống thở là than củi, có chức năng khử khí độc.
Mặc dù có kích cỡ khá lớn và không phù hợp để phục vụ mục đích mang theo khi đi du lịch, nhưng thiết bị của Holmes chính là tiền đề để phát triển một thiết bị nhỏ gọn hơn gắn vào thành bồn cầu do Timothy Mulcahy sáng chế năm 1990, giúp người sử dụng thở được trong cả những đám cháy lớn.
Những đám cháy gây khói mù mịt luôn là mối nguy hiểm chết người vì ngạt khói (Ảnh: Daily Mail)
Một số thống kê cho thấy trong những đám cháy, số người chết vì ngạt khói đôi lúc còn cao hơn cả những người chết vì bỏng hay sập công trình. Do đó, việc chia sẻ những bí quyết giúp chống bị ngạt trong trường hợp có đám cháy xảy ra bất ngờ sẽ làm giảm rất nhiều số người có thể bị tử vong do ngạt khói.
Lý thuyết về việc thở bằng dưỡng khí trong bồn cầu cũng được thể hiện trong bộ phim hành động Điệp viên Kingsman, theo đó các học viên đã luồn ống cao su qua đường ống bồn cầu để thở trong căn phòng ngập nước.
.jpg" />
Cảnh thở qua đường cống bồn cầu trong phim Điệp viên Kingsman (Ảnh: 20th Century Fox)
Theo Tin nhanh