Search
Thứ 3, 12/07/2016, 10:42 AM

3 điều đáng sợ của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc

3 điều đáng sợ của cuộc sống học đường ở Hàn Quốc

(Congtin.net) - Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia có guồng quay học hành rất nặng, học sinh từ tiểu học đến trung học luôn phải chịu áp lực lớn từ điểm số, thi cử. Sức nặng này được nhiều nhà làm phim phản ánh dưới góc nhìn khá đen tối.

 

1. Bắt nạt học đường

Bắt nạt học đường là một vấn nạn nhức nhối thường được các nhà làm phim Hàn khắc họa trong những drama đề tài trường học. Nạn nhân bị bắt nạt trong phim thường là nữ chính, yếu đuối, thiếu nổi bật, nhà nghèo và bị ganh ghét do được nam chính để ý.

Geum Jan Di trong Vườn sao băng bị bạn bè chơi xấu, ném bột mì và cười nhạo.
Geum Jan Di trong Vườn sao băng bị bạn bè chơi xấu, ném bột mì và cười nhạo.

Hành động bắt nạt được tổ chức hội đồng, gồm các nam/ đầu gấu hoặc xinh đẹp nổi bật nhất trường dẫn đầu. Chính vì vậy các nạn nhân không thể phản kháng, đành nhẫn nhục chịu đựng. Trong các tác phẩm đề cập nạn bạo lực học đường một cách gay gắt như School 2015: Who Are You?, Jungle Fish, thế giới dưới mái trường được xây dựng khá đáng sợ.

School 2015: Who Are You khắc hoạ chân thực nạn bạo lực học đường.
School 2015: Who Are You khắc hoạ chân thực nạn bạo lực học đường.

2. Phân biệt giai cấp

Chủ đề của những người trẻ sinh ra trong gia đình giàu có được nhiều biên kịch phim Hàn yêu thích. Đây là mẫu nhân vật thường xuất hiện trong motif Lọ Lem – Hoàng Tử. Những cậu ấm cô chiêu này có vị thế ở trường học hoàn toàn khác với nhân vật chính nghèo khổ, khó khăn. Họ được chú ý, tôn trọng và có nhiều quyền lợi ở trường. Trong khi các cô gái nghèo luôn bị coi thường, khinh khi.

Những cậu ấm cô chiêu giàu có thường là nhân vật trung tâm chú ý ở trường học. (Phim: The Heirs)
Những cậu ấm cô chiêu giàu có thường là nhân vật trung tâm chú ý ở trường học. (Phim: The Heirs)

Không chỉ được tất cả mọi người kính nể, những đứa trẻ giàu có còn được trao tặng quyền lực, tha hồ “hô mưa gọi gió” ở trường. Sức ảnh hưởng của họ có thể tác động lên cả bạn học lẫn thầy cô. Trong nhiều bộ phim, nhóm nhà giàu là thủ phạm của những vụ bắt nạt học đường.

Nhóm F4 trong Vườn sao băng được đối xử như những ông hoàng ở trường học. Họ có thể ra lệnh phạt với những người phản kháng, làm họ ngứa mắt.
Nhóm F4 trong Vườn sao băng được đối xử như những ông hoàng ở trường học. Họ có thể ra lệnh phạt với những người phản kháng, làm họ ngứa mắt.

3. Áp lực thành tích

Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia có guồng quay học hành rất nặng, học sinh từ tiểu học đến trung học luôn phải chịu áp lực lớn từ điểm số, thi cử. Sức nặng này được nhiều nhà làm phim phản ánh dưới góc nhìn khá đen tối. Những bậc phụ huynh mắc bệnh thành tích, những gia đình nổi tiếng muốn con cái toàn mỹ là nguyên nhân dẫn đến nhiều tổn thương cho các cô, cậu học sinh trong phim.

Cô gái đáng thương Soo Yeol phải chịu nhiều nỗi đau từ người cha cầu toàn, mắc bệnh thành tích. (Phim: Jungle Fish 2)
Cô gái đáng thương Soo Yeol phải chịu nhiều nỗi đau từ người cha cầu toàn, mắc bệnh thành tích. (Phim: Jungle Fish 2)

Áp lực của việc học trong phim không phải đến từ lượng bài tập lớn hay các kỳ thi khó nhằn, chúng thường đến từ các bậc cha mẹ luôn nổi giận mỗi khi con cái tụt hạng, đánh đập khi bị thấp điểm. Hậu quả của việc này là sự ức chế dẫn đến các hành động bồng bột, sai trái của những đứa trẻ.

Trong Cheer Up, Kim Ji Soo thường phải hứng chịu những trận đòn khủng khiếp từ người bố độc tài mỗi khi thành tích không như ý.
Trong Cheer Up, Kim Ji Soo thường phải hứng chịu những trận đòn khủng khiếp từ người bố độc tài mỗi khi thành tích không như ý.


0.29137 sec| 1527.469 kb