Thời gian vừa qua, ở Trung Quốc có rất nhiều người bị ung thư, đặc biệt độ tuổi bệnh nhân mắc ung thư càng nàng càng có xu hướng trẻ hóa, trong đó có nhiều trẻ em.
Theo bác sĩ Tiêu Mai, Khoa nội Tiêu hóa, Phó giám đốc Bệnh viện An Huy (TQ), món ăn vặt không chỉ làm cho trẻ béo phì, mà còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Bà Tiêu Mai cho biết trong thời gian qua, tỉ lệ phát bệnh dạ dày càng ngày càng cao. Trong 10 người thì có đến 5 người mắc bệnh dạ dày.
Những bệnh nhân mà bà tiếp nhận điều trị mới chỉ mười mấy tuổi trở xuống. Thậm chí có bệnh nhân bị ung thư dạ dày khi mới lên 5 tuổi.
Bà cho biết, hầu hết trẻ em ở độ tuổi này mắc bệnh dạ dày đều có một điểm chung là không chú trọng ăn bữa chính, thích ăn đồ ăn vặt, đặc biệt là thực phẩm công nghiệp, đồ ăn nhanh.
Hầu hết tất cả trẻ em đều không biết đến sự nguy hại của thực phẩm công nghiệp chế biến thành món ăn vặt. Nhưng đối với người làm cha mẹ, buộc phải biết rõ điều này.
Đa phần các món ăn vặt đều chứa các chất phụ gia ở mức độ nhiều ít khác nhau, nếu ăn nhiều trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ.
Vừa qua, trước tình trạng trẻ em bị ung thư ngày càng nhiều, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát với quy mô lớn trên 6 tỉnh/thành phố đối với 489 món thực phẩm dành cho trẻ em.
Kết quả điều tra cho thấy, 10 món ăn chứa nhiều chất phụ gia nhất trong bảng xếp hạng thuộc nhóm các món ăn vặt sau đây.
1. Bánh (Pie) gồm bánh trứng và bánh sô cô la
Trong loại bánh này chứa các loại dầu hydro hóa (axít béo chuyển hóa có chứa chất gây nguy hiểm cho hệ thống tim mạch).
Chất ngọt, chất bảo quản, chất nhũ hoá, chất làm nở bột, hương vị, màu sắc, chất tạo đặc, chất chống oxy hóa… có thể coi đây là một món thực phẩm hỗn hợp các chất phụ gia.
2. Mì ăn liền
Một gói mì ăn liền có thể có đến 25 loại phụ gia thực phẩm, phổ biến nhất gồm có sodium glutamate, màu caramel, axit citric…và những phụ gia khác.
Nếu trẻ em ăn món này trong thời gian dài, chất axit citric có thể gây giảm canxi trong máu, gây ra bệnh canxi máu thấp.
3. Xúc xích, thịt nguội
Phụ gia có trong xúc xíc bao gồm sodium nitrite, kali sorbate. Trong đó natri nitrit có thể tạo ra chất nitrosamine gây ra ung thư.
4. Các loại quả ngâm tẩm sấy khô
Phụ gia trong các món này gồm có axit citric, kali sorbat, natri benzoat… Trong đó, chất Sodium benzoate có khả năng phá hủy vitamin B1, và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ em.
5. Thạch
Thạch chứa các thành phần sorbate kali, axit citric, và phổ biến nhất là các chất phụ gia như carrageenan.
Ăn quá nhiều chất kali sorbate có thể gây ra phản ứng dị ứng, và ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ em.
6. Các món kem
Kem chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất làm đặc, bột màu và phụ gia tổng hợp khác. Đặc biệt trong số các phụ gia này chính là chất tạo màu nhân tạo.
Theo chuẩn mực sản xuất an toàn, các chất phẩm màu hóa học để tạo màu sắc cho kem là chất không được phép sử dụng cho thực phẩm.
7. Bánh quy
Phụ gia có trong bánh quy bao gồm natri pyrosulfite, axit citric, sorbitol. Ăn vào cơ thể một số lượng lớn natri metabisulfit có thể gây tổn hại tế bào và độc tính sinh học.
8. Trà sữa
Món trà sữa phổ biến nhất được trẻ em và thanh thiếu niên rất ưa chuộng chứa các chất phụ gia bao gồm kali sorbat, natri Hexametaphosphate…
Khi ăn quá nhiều món này có thể gây ra rối loạn chuyển hóa canxi dư thừa.
9. Kẹo cao su
Kẹo cao su chứa chất aspartame, sorbitol, acid citric và các phụ gia khác. Ăn quá nhiều chất này vào cơ thể sẽ có thể gây ra bệnh tiêu chảy.
10. Bim bim
Món ăn nhanh hợp khẩu vị này có thể chứa các chất phụ gia bao gồm sodium glutamate, dinatri guanylat.
Cả hai chất này đều khuyến cáo không được cho vào thực phẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.