Sàng Ma Sáo là xã vùng cao thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nằm cách Mường Hum chừng 20 km. Vào mùa lúa chín, Sàng Ma Sáo hiện lên đầy quyến rũ với thung lũng ruộng bậc thang xếp thành tầng, bao bọc những nếp nhà người Mông, Dao rải rác trong thung lũng.
Thời điểm đẹp nhất để đến thăm Sàng Ma Sáo là khoảng đầu tháng 9, năm nay lúa sẽ chín rộ vào khoảng 5/9. Từ Sa Pa, quãng đường đến nơi đây dài 70 km, từ đèo Ô Quy Hồ đi theo cung đường Bản Khoang vượt thung lũng Tả Giàng Phình đến cổng trời Mường Hum. Ảnh: Nam Chấy." data-reference-id="24057735" id="vne_slide_image_0" src="/upload_images/images/16/09/05/1-1472720716_660x0.jpg" />
Mường Hum, Sàng Ma Sáo (Lào Cai)
Sàng Ma Sáo là xã vùng cao thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nằm cách Mường Hum chừng 20 km. Vào mùa lúa chín, Sàng Ma Sáo hiện lên đầy quyến rũ với thung lũng ruộng bậc thang xếp thành tầng, bao bọc những nếp nhà người Mông, Dao rải rác trong thung lũng.
Thời điểm đẹp nhất để đến thăm Sàng Ma Sáo là khoảng đầu tháng 9, năm nay lúa sẽ chín rộ vào khoảng 5/9. Từ Sa Pa, quãng đường đến nơi đây dài 70 km, từ đèo Ô Quy Hồ đi theo cung đường Bản Khoang vượt thung lũng Tả Giàng Phình đến cổng trời Mường Hum. Ảnh: Nam Chấy.
Xã Y Tý nằm ở phía tây của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 100 km, là điểm đến đẹp vào mùa lúa chín. Y Tý thú hút bởi mây, núi, màu sắc của rừng già, các thửa ruộng bậc thang ở dốc A Lù, hay những ngôi nhà trình tường của bà con dân tộc Hà Nhì tại hai bản Lao Chải 1 và Lao Chải 2. Năm nay lúa Y Tý đã ngả vàng, bà con người H’mong sau khi ăn Tết Độc lập 2/9 sẽ bắt đầu gặt. Ảnh: Má Lúm." data-reference-id="24057736" id="vne_slide_image_1" src="/upload_images/images/16/09/05/2-1472720720_660x0.jpg" />
Y Tý, A Lù (Bát Xát- Lào Cai)
Xã Y Tý nằm ở phía tây của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 100 km, là điểm đến đẹp vào mùa lúa chín. Y Tý thú hút bởi mây, núi, màu sắc của rừng già, các thửa ruộng bậc thang ở dốc A Lù, hay những ngôi nhà trình tường của bà con dân tộc Hà Nhì tại hai bản Lao Chải 1 và Lao Chải 2. Năm nay lúa Y Tý đã ngả vàng, bà con người H’mong sau khi ăn Tết Độc lập 2/9 sẽ bắt đầu gặt. Ảnh: Má Lúm.
Ở huyện Sa Pa, một số thửa ruộng ở Cát Cát, Tả Van đã ngả màu, khoảng giữa tháng 9 sẽ vàng rộ. Núi xanh, mây trắng và lúa vàng tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp quen thuộc của mảnh đất Sa Pa. Bản Tả Van, Tả Phìn là điểm du lịch phổ biến, bạn có thể thuê xe máy từ thị trấn Sa Pa để chạy vào thưởng ngoạn cảnh mùa vàng. Ảnh: Nguyễn Trung Quân." data-reference-id="24057737" id="vne_slide_image_2" src="/upload_images/images/16/09/05/3-1472720725_660x0.jpg" />
Cát Cát, Tả Van (Sa Pa- Lào Cai)
Ở huyện Sa Pa, một số thửa ruộng ở Cát Cát, Tả Van đã ngả màu, khoảng giữa tháng 9 sẽ vàng rộ. Núi xanh, mây trắng và lúa vàng tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp quen thuộc của mảnh đất Sa Pa. Bản Tả Van, Tả Phìn là điểm du lịch phổ biến, bạn có thể thuê xe máy từ thị trấn Sa Pa để chạy vào thưởng ngoạn cảnh mùa vàng. Ảnh:Nguyễn Trung Quân.
Mù Cang Chải cũng là điểm săn lúa làm say lòng dân xê dịch. Nơi đây có cảnh tượng ngút ngàn của các thung lúa vào mùa vàng mới, đặc biệt là ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình - 3 xã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng danh thắng di tích cấp quốc gia. Lúa ở Mù Cang Chải chín muộn hơn ở Lào Cai, khoảng 15/9, từ khoảng 20/9 bà con sẽ gặt. Ảnh: Quang Vũ." data-reference-id="24057738" id="vne_slide_image_3" src="/upload_images/images/16/09/05/4-1472720727_660x0.jpg" />
La Pán Tẩn, Mù Cang Chải (Yên Bái)
Mù Cang Chải cũng là điểm săn lúa làm say lòng dân xê dịch. Nơi đây có cảnh tượng ngút ngàn của các thung lúa vào mùa vàng mới, đặc biệt là ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình - 3 xã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng danh thắng di tích cấp quốc gia. Lúa ở Mù Cang Chải chín muộn hơn ở Lào Cai, khoảng 15/9, từ khoảng 20/9 bà con sẽ gặt. Ảnh: Quang Vũ.
Tú Lệ là xã sát sườn đèo Khau Phạ, trực thuộc huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Từ trên đèo, hay những đoạn dốc cao nhìn xuống thị trấn Tú Lệ, từng mái nhà lợp gỗ nằm san sát, đan xen giữa núi rừng, ruộng bậc thang uốn lượn men theo dòng suối trong vắt ngang. Hiện nay lúa ở Tú Lệ vẫn còn xanh, dự kiến từ khoảng 25/9 trở đi mới chín vàng. Mùa vàng ở Tú Lệ, Lìm Mông đẹp nhất là cuối tháng 9, đầu tháng 10. Ảnh: Trần Viết Được." data-reference-id="24057739" id="vne_slide_image_4" src="/upload_images/images/16/09/05/5-1472720730_660x0.jpg" />
Tú Lệ (Yên Bái)
Tú Lệ là xã sát sườn đèo Khau Phạ, trực thuộc huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Từ trên đèo, hay những đoạn dốc cao nhìn xuống thị trấn Tú Lệ, từng mái nhà lợp gỗ nằm san sát, đan xen giữa núi rừng, ruộng bậc thang uốn lượn men theo dòng suối trong vắt ngang. Hiện nay lúa ở Tú Lệ vẫn còn xanh, dự kiến từ khoảng 25/9 trở đi mới chín vàng. Mùa vàng ở Tú Lệ, Lìm Mông đẹp nhất là cuối tháng 9, đầu tháng 10. Ảnh: Trần Viết Được.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được xem là nơi kết thúc trọn vòng cung ngắm lúa vùng cao miền Bắc. Hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; xã Bản Phùng của người La Chí; xã Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên của người Dao đỏ. Đường lên Hoàng Su Phì chia theo hai ngả, từ đường quốc lộ 2 qua Tuyên Quang đến Hà Giang đi xuyên vào, hay từ phía đường Bắc Hà (Lào Cai) qua Xín Mần tới. Lúa Hoàng Su Phì thường chín muộn, sau ngày 10/10 là đẹp nhất. Ảnh: Xuân Hỷ." data-reference-id="24057740" id="vne_slide_image_5" src="/upload_images/images/16/09/05/6-1472720734_660x0.jpg" />
Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được xem là nơi kết thúc trọn vòng cung ngắm lúa vùng cao miền Bắc. Hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; xã Bản Phùng của người La Chí; xã Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên của người Dao đỏ. Đường lên Hoàng Su Phì chia theo hai ngả, từ đường quốc lộ 2 qua Tuyên Quang đến Hà Giang đi xuyên vào, hay từ phía đường Bắc Hà (Lào Cai) qua Xín Mần tới. Lúa Hoàng Su Phì thường chín muộn, sau ngày 10/10 là đẹp nhất. Ảnh: Xuân Hỷ.