Search
Thứ 6, 16/09/2016, 15:41 PM

Thu lãi cao từ nuôi bò sữa

Thu lãi cao từ nuôi bò sữa

Thu lãi cao từ nuôi bò sữa

 

Mặc dù xu hướng đàn bò sữa đã và đang phát triển nhanh ở Việt Nam, nhưng những người nuôi bò sữa lại gặp phải trở ngại là không thu được phần lợi nhuận về cho mình.

Vậy tại sao lại không có lãi? Và làm sao để nuôi bò sữa có lãi?

nuôi bò sữa

Quy mô nuôi bò sữa nhỏ nhưng...lãi không có

Tại Việt Nam, chăn nuôi bò sữa với quy mô nhỏ, hạn chế về phương thức chăn nuôi, sẽ khiến cho nhiều hộ nuôi không đạt được lợi nhuận cao.

Thế nhưng, theo cục chăn nuôi, nếu người nuôi áp dụng phương pháp nuôi khoa học, tỷ suất lợi nhuận đạt 36%. Hiện tại, đàn bò sữa Việt Nam đang phát triển với khoảng 145.000 con, theo dự tính thì đến năm 2020 sẽ tăng lên khoảng 450.000 - 500.000 con. Trong đó, sản lượng sữa tươi đạt từ 950.000 - 1 triệu tấn, nhưng chỉ đáp ứng 35 - 38% nhu cầu .

Theo đó, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nên đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa theo hình thức trang trại, công nghiệp - TS Tuyên nói.

Được biết, Công ty Friesland Campina Việt Nam đã khảo sát và cho thấy quy mô chăn nuôi nhỏ không có đủ đất trồng cỏ, quản lý và ứng dụng kỹ thuật thấp sẽ làm cho hiệu quả giảm sút nhiều

“Bà Nguyễn Thị Bích Hằng – BS thú y phân tích mỗi hộ chăn nuôi và mỗi vùng đều có chi phí khác nhau dẫn đến giá thành và lợi nhuận khác nhau.

Ở khu vực nông thôn, giá thành là 5.880 đồng/kg, còn ở đa số vùng thành thị do điều kiện chăn nuôi còn thiếu thốn nên mức giá thành sẽ lên tới 8.255 đồng/kg. Vùng nông thôn nơi có lợi thế về vùng đất rộng để phát trển đồng cỏ, trong khi chi phí đầu tư lại thấp nên người chăn nuôi có thể đạt lợi nhuận 3.706 đồng/kg, hơn hẳn so với thành thị chỉ đạt lợi nhuận 1.091 đồng/kg. Và đây cũng chính là bất lợi với khu vực đô thị khi khả năng cạnh tranh rất thấp trong chăn nuôi bò sữa.

Quy mô mà nhỏ (10 con/trại), chi phí sản xuất sữa lại cao (trên 6%) thì mức lợi nhuận càng thấp (dưới 18%) hơn so với quy mô chăn nuôi trên 30 con/trại. Hơn nữa, trong chăn nuôi sữa bò, nếu người nuôi biết kiểm soát chi phí sản xuất một cách hợp thì lợi nhuận sẽ rất tăng cao.

Có đồng cỏ thì nuôi bò sữa sẽ lãi...

Hiện nay, đàn bò sữa tập trung lớn nhất ở thành phố, có đến 78.000 con. Cục trưởng Cục chăn nuôi, TS. Hoàng Kim Giao : “Thành phố lại là những nơi không có đồng cỏ hoặc ít sẽ khi việc phát triển chăn nuôi sẽ trở nên thất bại”.

Người chăn nuôi gặp phải khó khăn từ việc thiếu đất nên phần lớn người nuôi bò sữa phải mua cỏ với giá dao động 500 - 600 đồng/kg, còn nếu trồng cỏ thì giá là 200 đồng/kg. Nếu nuôi với quy mô một đàn 10 con thì chi phí mua cỏ thì tốn đến 48,3 triệu đồng/năm, cỏ trồng thì 19,3 triệu đồng/năm - ông Nguyễn Phước Trung - Phó giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết. 

nuôi bò sữa 2

Người nuôi sẽ tăng bổ sung hèm bia, xác mì khi thiếu cỏ nhưng không hề tính toán dẫn đến thừa so với nhu cầu gây lãng phí. Có một thực trạng là người dân ngày càng lạm dụng thức ăn tinh (bò dễ bị bệnh acid dạ cỏ) để tăng chi phí trị bệnh. Không những thế, người dân còn mua xác mì, hèm bia qua nhiều trung gian với mức giá tăng 37,5% (giá dân mua 1.100 đồng/kg, ở đại lý cấp 1 là 700 - 800 đồng/kg).

Mỗi tháng, người dân sẽ phải mất 400 đồng/kg, nếu có 10 con vắt sữa sẽ phải chi gần 2 triệu đồng để thuê vắt sữa. Đại diện của Công ty Vinamilk cho rằng, người chăn nuôi bò sữa cần suy nghĩ lại việc phải mua hèm bia và xác mì. Dù giá có rẻ nhưng thực chất hàm lượng dinh dưỡng không cao (khi phân tích hàm lượng chất đạm, tính ra giá thành xác mì, hèm bia cao hơn cả mua thức ăn tinh). Cho bò ăn phụ phế phẩm lâu ngày dễ phát sinh bệnh.

Một thực tế là giá sữa hiện nay đang hấp dẫn người chăn nuôi, nhưng vấn đề quan trọng là người chăn nuôi phải nắm vững kỹ thuật, nếu biết cách tổ chức quản lý giảm chi phí sẽ hiệu quả.

Định hướng chăn nuôi của TP.HCM sẽ giảm đàn, đến năm 2020 còn 75.000 con và 2025 là 70.000 con, chủ yếu tập trung ở huyện Củ Chi và Hóc Môn. Thành phố khuyến khích nuôi quy mô lớn, giảm nông hộ, đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật; bình tuyển, gieo tinh cao sản; chú ý trồng cây họ đậu làm thức ăn; xây dựng mô hình hợp tác xã quản lý toàn diện – ông Trung cho biết.

 

Theo Thu Uy/nguồn: Khoahocphothong



0.21276 sec| 1530.305 kb