Search
Thứ 5, 31/10/2019, 10:30 AM

Bắc Kạn: Nông dân giữa phố vẫn làm giàu nhờ nuôi gà thả đồi

Bắc Kạn: Nông dân giữa phố vẫn làm giàu nhờ nuôi gà thả đồi

Bén duyên từ các dự án nuôi gà của Phòng Kinh tế TP.Bắc Kạn, thấy mô hình hiệu quả, anh Trần Văn Dũng, tổ 2 phường Phùng Chí Kiên, TP.Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) đã quyết định bỏ nghề chạy chợ để đầu tư nuôi gà. Mô hình nuôi gà đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Mới chớm đến cổng đã nghe tiếng gà cục tác rộn tai. Nói là nuôi gà ở thành phố nhưng kỳ thực trang trại của gia đình anh Dũng lại biệt lập trên một quả đồi nhiều cây cối tại tổ 2 phường Phùng Chí Kiên, Tp.Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn), cách đường cái quan cũng chừng 700m, vừa thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, giao thương, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh… Vậy nên người ta bảo anh là nông dân nuôi gà giữa phố kể cũng không có gì lạ.

Phía sau ngôi nhà tạm mà 2 vợ chồng dựng để chứa cám bã, thức ăn và để ở trông coi là 5 chuồng gà lớn, khoảng 100mmỗi chuồng, anh Dũng bảo, trông vậy thôi mà cũng chi phí vào hơn 25 triệu mỗi chuồng đấy. Ấy là trước kia, thời điểm bây giờ số tiền ấy không làm được nữa rồi. Gia đình cũng đang có ý định cải tạo lại, dựng thêm 3 chuồng nữa để tăng đàn.

Bắc Kạn: Nông dân giữa phố vẫn làm giàu nhờ nuôi gà thả đồi

Bắc Kạn: Nông dân giữa phố vẫn làm giàu nhờ nuôi gà thả đồi

Bắc Kạn: Nông dân giữa phố vẫn làm giàu nhờ nuôi gà thả đồi

Gà nhà anh Dũng chỉ nhốt buổi sáng để lấy trứng, chiều sẽ thả cho đi bới ăn nên gà chắc khỏe, trứng chất lượng, khách hàng rất ưng ý.

Diện tích mấy nghìn m2 đất đồi được vợ chồng anh rào lại chắc chắn bằng lưới B40. Đám gà cứ chiều đến lại được thoải mái bới ăn dưới những tán cây keo, cây mỡ gia đình trồng. Anh Dũng bảo, chỉ nhốt buổi sáng để chúng đẻ trứng thôi. Gà thả leo đồi chắc, khỏe và không bị dịch bệnh nên khách hàng rất ưng ý.

Quyết định nuôi gà ở ngay thành phố kể cũng là một cái duyên, anh Dũng kể, năm 2010, Phòng Kinh tế thị xã Bắc Kạn (nay là TP.Bắc Kạn) có thực hiện dự án nuôi gà Mông thả vườn, gia đình tôi được lựa chọn nuôi trình diễn. Ngày đó dự án cấp 800 con gà giống, gia đình được hỗ trợ 1 tháng thức ăn cho gà và thuốc men, còn thì tự cân đối. Dự án kéo dài 3 tháng, đủ 3 tháng gà đã cho 2,5kg. Thấy hiệu quả, vợ chồng anh đã quyết định tự bỏ vốn đầu tư nuôi tiếp.

"Trước đó thì hai vợ chồng chạy chợ, sau dự án, chúng tôi bỏ hẳn về nuôi gà. Nói chung nghề nào cũng có cái vất vả, tuy nhiên nuôi gà thì không phải đi lại nhiều, đất gia đình có sẵn nên cũng nhiều thuận lợi. Đến năm 2016 gia đình nuôi thêm gà đẻ lấy trứng...", anh Dũng .

“Hiện gà lấy trứng luôn được chúng tôi duy trì 300-400 con cùng một đàn gà hậu bị cũng khoảng 500 con. Trứng gà mỗi ngày cũng nhặt được 200-350 quả. Hiện chúng tôi đang bán trứng gà với giá 2800-3000 đồng/quả, phân gà được chúng tôi bán để tái đầu tư cho việc mua trấu về lót chuồng. Nói chung cả gà đẻ, gà thịt luôn ổn định từ 1.500-2.000 con”, anh Dũng nói.

Bắc Kạn: Nông dân giữa phố vẫn làm giàu nhờ nuôi gà thả đồi

Anh Dũng luôn úm sẵn vài trăm gà con để hậu bị cho đàn gà thịt và gà lấy trứng.

Về giống gà được gia đình anh Dũng nuôi, gà thịt chủ yếu là gà lai chọi, gà ri, gà lai Ai Cập, và gà siêu trứng. Khai thác xong gà đẻ, khi lứa hậu bị đã cho trứng, gia đình bán gà “hết đát” với giá thanh lý 100.000đ/con bất kể to nhỏ. Trung bình mỗi năm gia đình anh Dũng xuất hơn 2,5 tấn gà thịt với giá 100.000đ/kg và 130.000đ/kg với gà thịt sẵn, tính cả bán trứng, trừ mọi chi phí cũng cho thu nhập đôi ba trăm triệu đồng.

Do khu vực chăn nuôi nằm trên một quả đồi khá biệt lập nên dịch bệnh cũng được hạn chế nhiều. Anh Dũng cho biết, từ khi nuôi gà đến nay, chưa bao giờ gà nhà anh bị dịch, chỉ chết vặt khi còn nhỏ thôi. Việc vệ sinh, chăm sóc đàn gà tốt đã góp phần không nhỏ để hạn chết dịch bệnh.

Nói về khó khăn, anh Dũng cho biết, gia đình cũng muốn đầu tư thêm về chuồng trại tuy nhiên cũng gặp một số vướng mắc. Theo anh Dũng, hồi những năm 60 của thế kỷ trước, bố mẹ anh đã lên đây khai phá và lập nghiệp, tuy nhiên sau này, khi tỉnh xây dựng khu đô thị phía Nam, đất nhà anh bị thu hồi một phần để làm bãi đổ thải.

“Phần đất không bị thu hồi hiện nay gia đình đang làm trang trại, tuy nhiên khi xin cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình chỉ được cấp 50 năm và ghi là đất trồng cây lâu năm”, anh Dũng giải bày.

“Năm 2014, gia đình tôi có xin chuyển đổi 100m2 sang đất thổ cư để dựng nhà kiên cố phục vụ lâu dài cho việc phát triển mô hình chăn nuôi, tuy nhiên được trả lời là Dự án lâm viên của Tỉnh ủy Bắc Kạn mở rộng đến đất này, đất vào quy hoạch nên không cấp được. Chúng tôi muốn đầu tư nhưng chưa biết khi nào Nhà nước lấy đất nên cũng không yên tâm”, anh Dũng cho biết thêm.

Trao đổi với PV Báo điện tử, bà Đinh Thị Liễu, Trưởng phòng Kinh tế TP.Bắc Kạn cho biết, gia đình anh Trần Văn Dũng đã được chọn để thực hiện 3 dự án, dự án đầu tiên là về nuôi gà Mông vào năm 2010, tiếp đó là dự án nuôi gà siêu trứng năm 2016, và năm 2018 là chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học.

“Sau khi mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao, gia đình anh Dũng đã duy trì, đầu tư tiếp tục phát triển mô hình và thành lập tổ hợp tác (gồm 3 hộ), khi tôi chuyển về công tác tại phòng Kinh tế, triển khai dự án gà siêu trứng, gà giống là gà được lấy từ Viện chăn nuôi về nên giống rất khỏe, tỉ lệ sống đạt cao, gà đẻ nhiều, trứng chất lượng đảm bảo theo yêu cầu. Từ năm 2016 đến nay, gia đình anh Dũng cũng như tổ hợp tác đã mở rộng mô hình này và đang thực sự đạt hiệu quả cao”, bà Liễu thông tin.

 

 

Theo Lam Chi (Dân Việt)



0.23406 sec| 1531.391 kb