Search
Thứ 3, 21/06/2016, 10:26 AM

Không lo thiếu nước dù ở trên sa mạc với thiết bị này!

Không lo thiếu nước dù ở trên sa mạc với thiết bị này!

Bạn có biết, trong không khí có một lượng nước rất lớn mà chúng ta hoàn toàn có thể thu được bằng thiết bị "đỉnh cao" này?

Độ ẩm không khí

Không lo thiếu nước dù ở trên sa mạc với thiết bị này! - Ảnh 1.

Nước là nhu cầu thiết yếu của con người. Ảnh minh họa.

Nguồn cung cấp nước trong không khí chính là từ các đại dương và biển (chiếm 70 % diện tích bề mặt Trái Đất).

Mặt khác, gió (tạo thành do Trái Đất quay và áp suất) sẽ làm cho các luồng hơi nước bay hơi từ các biển và đại dương đi khắp mọi nơi.

Và vì chứa những phân tử nước trong không khí nên chúng ta có độ ẩm không khí để mô tả lượng nước này. Độ ẩm càng cao nghĩa là thành phần nước càng lớn.

Nếu độ ẩm bằng 0 thì chúng ta có thuật ngữ không khí khô, thế nhưng thực tế thì dù có ở sa mạc hay nơi khô hanh nhất thì không khí vẫn có một độ ẩm nhất định.

Không lo thiếu nước dù ở trên sa mạc với thiết bị này! - Ảnh 2.

Chúng ta đang lạm dụng nguồn nước ngọt. Ảnh minh họa.

Do đó, trong thực tế không có trạng thái không khí khô (đây chỉ là trạng thái lý tưởng).

Không chỉ giúp cho vi sinh vật có được nguồn nước để phát triển, độ ẩm còn ảnh hưởng rất nhiều tới chúng ta (cả về mặt vật lý lẫn tinh thần). Nước, không khí... chính là những điều kiện đầu tiên tạo nên môi trường sống ngày nay.

Thật khổ sở nếu cơ thể chúng ta không được cung cấp đủ nước hay thiếu đi nguồn nước ngọt cho sinh hoạt đúng không nào!

Thiếu nước ở Việt Nam

Không lo thiếu nước dù ở trên sa mạc với thiết bị này! - Ảnh 3.

Thiếu nước là vấn đề nhức nhói ở nhiều nơi. Ảnh minh họa.

Tại nước ta, thiếu nước sạch và nước ngọt là vấn đề vô cùng nhức nhói, nhất là ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay thủ đô Hà Nội.

Các khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phải đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn.

Còn ở thủ đô Hà Nội, người dân phải than trời vì lịch cắt nước "đều như vắt chanh".

Theo cảnh báo của 500 nhà khoa học trên khắp thế giới tại Hội nghị về Nguồn nước (diễn ra ở Đức), tới năm 2050 một nửa dân số sẽ sống trong tình trạng thiếu nước ngọt.

Thế nhưng xung quanh chúng ta lại có rất nhiều nước trong không khí

Không lo thiếu nước dù ở trên sa mạc với thiết bị này! - Ảnh 4.

Tình trạng thiếu nước trên thế giới. Ảnh minh họa.

Thật may mắn khi bằng một sai lầm tình cờ, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL) đã tìm ra cách thu được nguồn nước từ trong... không khí.

Các nhà khoa học đã vô tình tạo ra thanh nano giàu carbon có thể hấp thụ nước mặc dù đó không phải là mục đích của nghiên cứu này. Tưởng chừng như đây là sự thất bại thì bằng cách nhìn nhận vấn đề khác đi, thì đây lại là một thành công.

Tác giả của vật liệu này - David Lao, nghiên cứu tại PNNL cho biết:

"Vật chất bất thường của chúng tôi hoạt động giống như một miếng bọt biển, nó tự co bóp một phần trước khi nó hoàn toàn bão hòa với nước".

Không lo thiếu nước dù ở trên sa mạc với thiết bị này! - Ảnh 5.

Nước sạch là vấn đề toàn cầu. Ảnh minh họa.

"Bây giờ chúng ta đã vượt qua cú sốc ban đầu của hành vi không lường trước được điều này, chúng tôi đang tưởng tượng ra nhiều cách có thể khai thác điều này để nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta", đồng tác giả David Heldebrant cho hay.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra tiềm năng với phát hiện tình cờ của mình trong tương lai với việc chế tạo hệ thống để lấy lại độ ẩm từ không khí trong một sa mạc.

được công bố trên Nature Nanotechnology.



0.27412 sec| 1509.859 kb